Theo đó, việc mua bán, chuyển nhượng hoặc cầm cố, thế chấp sổ BHXH là hành vi vi phạm pháp luật, sổ BHXH không phải là thứ tài sản được cầm cố, thế chấp hoặc mua bán theo quy định.
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với hành vi kê khai không đúng sự thật, tại Khoản 1, Điều 39 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 1/3/2020 của Chính, người lao động (NLĐ) khi mang sổ BHXH đi cầm cố, sau đó đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ BHXH với lý do bị mất, hỏng; nếu cơ quan BHXH phát hiện khai không đúng sự thật thì người lao động sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng Như vậy NLĐ khi cầm cố sổ BHXH ngoài đối mặt với nguy cơ nếu bị phát hiện sẽ xử phạt vi phạm hành chính thì khi bắt đầu một công việc mới sẽ lại phải đóng lại BHXH từ đầu. Lúc đó rất khó đủ điều kiện để được hưởng lương hưu, dẫn đến thiệt thòi cho bản thân khi tuổi cao, sức yếu, đồng thời tạo thêm gánh nặng an sinh cho cộng đồng.
Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức nhận cầm cố sổ BHXH cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro, hệ lụy bởi Luật BHXH không cho phép mua bán, chuyển nhượng thời gian người lao động tham gia BHXH, khi xảy ra tranh chấp cũng sẽ chịu thua thiệt.
Cũng theo quy định tại Điều 6 về việc Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, Điều 7 Quy định về giải quyết và chi trả ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam: Khi giải quyết hưởng BHXH một lần phải kiểm tra, đối chiếu các yếu tố về nhân thân, số sổ BHXH, dữ liệu về quá trình đóng BHXH của NLĐ đảm bảo không giải quyết hưởng trùng. Khi cơ quan BHXH giải quyết chế độ BHXH cho NLĐ phải căn cứ trên dữ liệu về quá trình đóng BHXH của NLĐ trên phần mềm nên chỉ giải quyết chế độ 1 lần, không thể giải quyết trùng lần nữa được.
Khoản 3, Điều 19 Luật BHXH quy định: “Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH…”. Pháp luật về BHXH không cho phép mua bán, chuyển nhượng thời gian người lao động tham gia BHXH. Điều này có nghĩa, chỉ người nào tham gia BHXH thì người đó hoặc thân nhân của họ mới được hưởng quyền lợi liên quan.
Vì vậy, nếu NLĐ cầm cố sổ BHXH, sau đó được cơ quan BHXH cấp lại sổ BHXH vì lý do bị mất sổ BHXH và đem sổ BHXH cấp lại đi giải quyết BHXH một lần thì khi đó người cầm cố sổ BHXH sẽ không thể đem sổ BHXH nhận thế chấp đi giải quyết BHXH một lần mặc dù có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua, BHXH thành phố đã tiếp nhận hơn 1.000 trường hợp người lao động làm các thủ tục để nhận BHXH một lần. Qua rà soát kỹ lưỡng, các trường hợp này đều gặp khó khăn về kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên cần một khoản tiền để trang trải chi phí sinh hoạt chứ không phải do người được ủy quyền đến làm các thủ tục lĩnh hộ.
Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…
Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị…
Chiều 10.1, Ban Tổ chức hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc lần…
Sáng 10/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an), hướng…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More