Công nghệ

Thúc đẩy phát triển nền tảng điện toán đám mây ”Make in Vietnam”

Các doanh nghiệp Việt Nam mới chiếm được khoảng 20% thị phần các sản phẩm, dịch vụ điện toán đám mây trong nước. 80% thị phần còn lại của Việt Nam đang do các công ty nước ngoài cung cấp.

Đến thời điểm này, thị trường điện toán đám mây (cloud) của Việt Nam đạt khoảng 3.200 tỷ đồng (tương đương 133 triệu USD).

Việt Nam có khoảng 27 trung tâm dữ liệu điện toán đám mây do 11 doanh nghiệp trong nước đầu tư với trên 270.000 máy chủ được kết nối trong cả nước.

Tuy vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới chiếm được khoảng 20% thị phần các sản phẩm, dịch vụ điện toán đám mây trong nước. 80% thị phần còn lại của Việt Nam đang do các công ty nước ngoài cung cấp.

Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp điện toán đám mây tại Việt Nam phải liên minh lại với nhau để trở thành những đơn vị chính cung cấp các sản phẩm dịch vụ, nền tảng điện toán đám mây phục vụ tối đa nhu cầu thị trường trong nước.

Những thông tin trên là nội dung chính của tọa đàm “Thúc đẩy điện toán đám mây Make in Vietnam” do Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, báo điện tử VietNamNet phối hợp tổ chức tại Hà Nội chiều 24/11.

(Nguồn: news.cgtn.com)

Hạ tầng của chuyển đổi số quốc gia

Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Khắc Lịch nhận định nền tảng điện toán đám mây là hạ tầng viễn thông thế hệ mới trong vòng 5 đến 10 năm tới.

Bộ Thông tin và Truyền thông xác định nền tảng điện toán đám mây là hạ tầng số cho phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Đây là một trong những định hướng chủ lực của quốc gia cần tập trung phát triển trong thời gian tới.

Theo dự báo, đến năm 2025, thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam sẽ đạt 500 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Năm 2020, dịch COVID-19 đã tạo “cú hích” thúc đẩy phát triển thị trường điện toán đám mây, nhờ đó thị trường này đã tăng trưởng tới 40%.

Sự tăng trưởng này cho thấy về mặt thị trường, lĩnh vực điện toán đám mây trong nước là một mảnh đất tương đối lớn và còn nhiều khoảng trống đang đợi các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam.

Ở phạm vi quốc gia, với tầm quan trọng của hạ tầng viễn thông thế hệ mới, hạ tầng số, đồng thời thực hiện chủ trương phát triển các sản phẩm công nghệ Việt “Make in Vietnam”, các doanh nghiệp trong nước phải phát triển, làm chủ nền tảng hạ tầng này.

Ông Nguyễn Khắc Lịch cho biết để phát triển các nền tảng điện toán đám mây theo đúng định hướng và bài bản, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đã ban hành bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử.

Bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây này gồm 153 tiêu chí, trong đó có 84 tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật về tính năng mà nền tảng điện toán đám mây cần đáp ứng và 69 chỉ tiêu, tiêu chí về an toàn, an ninh thông tin.

Cục An toàn thông tin đang triển khai đánh giá và sắp tới sẽ công bố một số doanh nghiệp có sản phẩm điện toán đám mây đạt tiêu chuẩn an toàn an ninh.

Nhiều cơ hội phát triển

Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Viettel IDC, Tập đoàn Công nghệ Viễn thông Quân đội Viettel, cho biết Việt Nam mới cung cấp chủ yếu dịch vụ hạ tầng điện toán đám mây, còn dịch vụ phần mềm trên nền hạ tầng điện toán đám mây chưa khai thác được nhiều dù mảng này mới đem lại doanh thu và tăng trưởng lớn.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng điện toán đám mây rất nhanh, đặc biệt trong khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bùng nổ dịch vụ trực tuyến. Thị trường điện toán đám mây thời gian tới hứa hẹn còn nhiều cơ hội để phát triển.

Lý giải cho thực tế thị trường điện toán đám mây là miếng bánh to, nhưng vì sao doanh nghiệp Việt Nam chiếm miếng bánh nhỏ, theo ý kiến của ông Lê Hoài Nam, nhu cầu điện toán đám mây xét theo đối tượng khách hàng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam.

Hiện nay, dịch vụ cung cấp dịch vụ đám mây ở Việt Nam chưa đủ năng lực xây dựng hạ tầng tốt như nhiều tập đoàn lớn cung cấp nền tảng lớn trên thế giới, do vậy doanh nghiệp Việt lựa chọn nền tảng dịch vụ của nước ngoài để nhanh chóng, thuận tiện và tránh được nhiều rào cản về đường truyền, chí phí, hỗ trợ kỹ thuật.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng hạ tầng số như điện toán đám mây của các doanh nghiệp Việt Nam thua nhà cung cấp nước ngoài và sự thiếu vắng các sản phẩm trong hệ sinh thái điện toán đám mây đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp Việt khi đưa hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị lên nền tảng điện toán đám mây.

Đại diện các doanh nghiệp đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo các cục, vụ liên quan cần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt hơn nữa trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp công nghệ thông tin tích cực đầu tư trong lĩnh vực điện toán đám mây thời gian tới bởi đây là một cấu phần quan trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng và thuận tiện./.

Ngọc Bích (TTXVN/Vietnam+)

Nguồn tin: VietnamPlus

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More