Mỹ thuật ứng dụng là sản phẩm “hai trong một” của nghệ thuật. Gần đây, do những chuyển động trong thực tế cuộc sống, mỹ thuật ứng dụng bắt đầu và ngày càng khẳng định rõ hơn vai trò của mình tại Việt Nam.
Mới đây, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm – Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức phát động Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 4 (2014 – 2019). Triển lãm sẽ khai mạc giữa tháng 9-2019, tại Bảo tàng Hà Nội và kéo dài trong 1 tháng.
Các tác phẩm, sản phẩm tham gia triển lãm là những sáng tác trong 5 năm gần đây, có giá trị thẩm mỹ cao, có tính sáng tạo ứng dụng trong đời sống, thân thiện với môi trường. Mỗi tác giả, nhóm tác giả được gửi tối đa 5 tác phẩm, theo 3 nhóm, gồm thiết kế sáng tạo; sản phẩm trang trí; sản phẩm ứng dụng.
Theo đó, mỗi tác giả có tác phẩm trưng bày tại triển lãm sẽ được trao Giấy chứng nhận của Ban tổ chức, sách giới thiệu về triển lãm và thù lao trưng bày theo quy định. Ban tổ chức sẽ nhận ảnh tác phẩm tham dự từ ngày 22 đến 30-6-2019, tại Phòng Triển lãm và Mỹ thuật ứng dụng, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, số 38 phố Cao Bá Quát (Ba Đình, Hà Nội). Tác phẩm thật sẽ được tiếp nhận trong tháng 8-2019 tại 3 miền Bắc,Trung,Nam. Kết thúc triển lãm, Ban tổ chức sẽ trao 3 bộ giải thưởng cho các nhóm tác phẩm, sản phẩm xuất sắc gồm thiết kế sáng tạo; sản phẩm trang trí, sản phẩm ứng dụng. Mỗi bộ giải thưởng gồm 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 4 giải Khuyến khích.
Liên quan đến vấn đề bản quyền, Ban tổ chức triển lãm cho biết, sẽ thu hồi giải thưởng, hoặc hủy bỏ kết quả chấm chọn với những trường hợp bị phát hiện vi phạm bản quyền. Những tác phẩm đang có tranh chấp về bản quyền cũng sẽ không được chấp nhận tham gia.
Chia sẻ về thực trạng của loại hình mỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Trưởng Ban tổ chức triển lãm cho biết: “Trong mô hình đào tạo của thế giới, cứ 10 người được đào tạo mỹ thuật chỉ có 2 người được đào tạo về mỹ thuật tạo hình, còn lại 8 người được đào tạo mỹ thuật ứng dụng. Tỷ lệ đó cho thấy nhu cầu cao của xã hội về mỹ thuật ứng dụng. Tại ViệtNam, trong một thời gian dài mỹ thuật ứng dụng chưa được chú trọng đúng mức”. Gần đây, do những chuyển động trong thực tế cuộc sống, mỹ thuật ứng dụng bắt đầu và ngày càng khẳng định rõ rệt hơn vai trò của mình. Không chỉ ngành văn hóa mà nhiều bộ, ngành khác cũng tổ chức các triển lãm mỹ thuật ứng dụng theo tiêu chí riêng của mình. “Tuy nhiên, ở khía cạnh văn hóa, triển lãm mỹ thuật ứng dụng toàn quốc nhắm đến tiêu chí là các thiết kế mang yếu tố sáng tạo, mới mẻ và đặc biệt là khuyến khích những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa dân tộc”- ông Thành nhấn mạnh.
Cùng với đó, việc thiếu vắng những thiết kế, mẫu mã mang dấu ấn bản sắc đang là vấn đề thực tế đặt ra đối với mỹ thuật ứng dụng ViệtNam. Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề ViệtNamthừa nhận, nhiều làng nghề ViệtNamđang bế tắc về mẫu mã sản phẩm. Vấn đề này không thể tiếp tục bỏ ngỏ trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế sâu rộng. Du lịch ViệtNamcũng đang rất cần những sản phẩm lưu niệm đa dạng với mẫu mã có tính sáng tạo để đáp ứng nhu cầu du khách. Các nghệ nhân, nhà thiết kế mỹ thuật ứng dụng ViệtNamđang ở đâu? Hơn ai hết, đây là đội ngũ cần quan tâm nhiều hơn đến những sáng tạo mới mẻ, những sản phẩm mang hơi thở cuộc sống, bản sắc văn hóa Việt, thay vì chỉ chăm chăm chạy theo lợi nhuận, mẫu mã có sẵn và na ná nhau…
Ở góc nhìn chuyên môn, họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho rằng, mỹ thuật ứng dụng hiện nay đang ngày càng phát triển mạnh, sản phẩm đa dạng, được các làng nghề, nhà máy, công xưởng chú trọng quan tâm với chất lượng, mẫu mã ngày càng cải thiện. Tuy nhiên, trong sự đa dạng đó, những sản phẩm thực sự nổi bật, có yếu tố sáng tạo không nhiều. “Rất khó để lựa chọn những sản phẩm, tác phẩm độc đáo bởi thị trường tràn ngập những mẫu mã na ná, lặp lại lẫn nhau. Từ các cửa hàng lưu niệm đến các chợ đêm, đâu đâu cũng bị phủ kín bởi những mặt hàng giống nhau, cũ kỹ, đơn điệu. Thực tế trên đang đặt ra vấn đề phải làm thế nào để có được nhiều sản phẩm độc đáo, có thể đáp ứng nhu cầu thị trường nói chung và phục vụ phát triển du lịch nói riêng…”, họa sĩ Trần Khánh Chương nhấn mạnh.
Do đó, khuyến khích yếu tố sáng tạo, tìm tòi những mẫu mã mới mẻ được đề cao tại Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 4. Sẽ không chấp nhận những tác phẩm, sản phẩm mang tính lặp lại, sao chép và phục chế. Đây là yếu tố được các tác giả mỹ thuật ứng dụng quan tâm, cũng để kỳ vọng kỳ triển lãm năm nay sẽ là cú hích cho ra đời nhiều mẫu mã mới mẻ, mang đậm yếu tố bản sắc văn hóa dân tộc, tác động và thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm du lịch Việt Nam.
Tú Uyên – Báo Hải Phòng
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…
UBND thành phố vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-UBND yêu cầu Sở Giáo dục và…
Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…
Tổng cục Hải quan mới có Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cục Điều tra…
Tối 23-11, chung kết Nam vương Thế giới - Mr World 2024 diễn ra tại…
Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More