Xã hội

Thủ tướng Úc ‘mời’ ai không có quốc tịch về nước giữa Covid-19: Người Việt hoang mang

Giữa cao điểm dịch Covid-19, Thủ tướng Úc Scott Morrison kêu gọi ai không có quốc tịch Úc hãy về nước nếu không đủ khả năng kinh tế ở lại. Úc không hỗ trợ họ. Quyết định này khiến nhiều người Việt ở Úc hoang mang.

Cảm thấy chạnh lòng

Giữa cao điểm dịch Covid-19, Thủ tướng Úc kêu gọi những ai không có quốc tịch Úc hãy về nước nếu họ không đủ khả năng kinh tế để xoay xở cuộc sống tại đây. Đồng thời, ông tuyên bố chính phủ Úc sẽ không hỗ trợ cho những người này. Tờ news.com.au và đài ABC cùng nhau đăng tải thông tin này khiến cho nhiều người Việt đang sống và học tập tại đây hoang mang.

Thư viện một trường đại học ở Úc. Ảnh: Đậu Tiến Đạt.

Trước thông tin trên, bạn Phương Nguyễn, sinh viên tại Melbourne, bày tỏ: “Tình hình tài chính của cá nhân mình hiện đang ổn mà nghe tin vẫn thấy bức xúc. Xét cho cùng, du học sinh sang đây đóng tiền bảo hiểm, nộp thuế đi làm việc bằng hoặc thậm chí cao hơn người Úc, khi có chuyện thì bảo nếu không tự lo được thì về nước đi“.

Khuôn viên trường Đại học Deakin. Ảnh: Phương Vy.
Phần lớn sinh viên của các trường đại học ở Úc là người châu Á. Ảnh: Đậu Tiến Đạt.

Nghe vậy thực sự rất buồn. Tụi mình giữa lúc này phải ở xứ người có sung sướng gì đâu, cũng là bất đắc dĩ nên mới phải ở lại thôi. Kinh tế của họ một phần cũng do du học sinh đóng góp vậy mà nói ra giống như tụi mình là gánh nặng cho đất nước họ vậy“, Phương nói.

Bạn V.D.A, du học sinh tại Swinburne, cũng đồng tâm trạng: “Nói chung mình cũng không hài lòng vì quyết định của chính phủ. Du học sinh sang đây với hi vọng là được tiếp cận những công nghệ giảng dạy, cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất thế giới. Nhưng mùa dịch nên bọn mình phải tự đóng tiền mạng và học bằng laptop ở chính căn nhà mình thuê. Nên mình nghĩ chúng mình xứng đáng được hỗ trợ phần nào đó, vì cơ bản tiền học vẫn đóng, ngoài kiến thức ra thì trong đó còn là phí cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy“.

Mình vẫn mang đến cho họ thu nhập mà trong khó khăn họ lại bảo mình về nước. Không thuyết phục chút nào“, V.D.A bức xúc.

Ngoài những bức xúc, nhiều sinh viên còn mang tâm trạng hoang mang vì chi phí sinh hoạt đội lên quá cao trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Họ không biết có thể cầm cự được bao lâu ở xứ người vì bị mất việc bán thời gian do nhiều hàng quán đóng cửa. Có người muốn được về Việt Nam nhưng không có máy bay để về.

Hy vọng một chuyến bay nhân đạo

Bạn Kelvin Lê, sinh viên ở Melbourne, cho hay: “Nếu có máy bay mình sẽ về Việt Nam ngay lập tức vì tình hình này thì ở lại không được ổn cho lắm. Tiền nhà cửa, tiền học phí phải đóng đều đều, việc làm thêm thì không có. Úc mà đóng cửa là tụi mình đói mòn râu. Mình mong Đại sứ quán sẽ sắp xếp chuyến bay nhân đạo sớm nhất để đưa người Việt về. Mình chỉ thấy hoang mang chứ cũng không trách gì được chính phủ. Mình hiểu tình thế khó khăn vì dịch bệnh, lúc xin visa cũng đã cam kết đủ khả năng chi trả kinh phí cho cuộc sống. Họ có quay lưng cũng không thể trách“.

Phần lớn thu nhập của các trường đại học Úc đến từ du học sinh. Ảnh: Phương Vy.

Mong muốn được về nước nhưng nhiều du học sinh sợ quay về sẽ trở thêm gánh nặng giữa lúc Việt Nam đang căng mình chống dịch Covid-19. V.D.A cho biết bạn đã đặt vé về vài tuần trước nhưng hủy vào phút chót vì nghĩ các cơ sở cách ly đã quá đông người và Việt Nam đã quá hao tổn sức lực, tiền tài cho việc chăm sóc người cách ly.

Trước những hoang mang và bức xúc của cộng đồng du học sinh, nhiều người Úc gốc Việt và người định cư lâu dài ở đây đã gợi ý những phương án có thể giải nguy cho các bạn du học sinh vào thời điểm này.

Trên Nhóm Facebook của Hội sinh viên Việt Nam tại Úc, Anh N.D.Hiếu (kỹ sư điện tại Tasmania) đã đề xuất du học sinh nên liên hệ với các tổ chức bảo trợ du học sinh quốc tế ở các trường Đại học, lẫn cơ quan chính phủ của thành phố, bang để đòi hỏi những quyền lợi tối thiểu.

Anh Hiếu khuyến cáo:

1. Nếu có quỹ lương hưu, hãy đề nghị chính phủ cho bạn lấy tiền từ quỹ đó ra ngay từ bây giờ. Dù sao khi về nước hẳn thì bạn cũng được lấy lại khoản tiền đó. Bây giờ lấy luôn để trang trải qua đợt dịch này, hoàn toàn bình thường.

2. Đề nghị nhà trường giảm học phí nếu đã học online. Vì khi đăng ký học trong điều kiện bình thường thì học phí của các bạn đã chi trả cho việc sử dụng các cơ sở vật chất bao gồm thư viện, lớp học, phòng thí nghiệm,… Bây giờ học online bạn không được hưởng những thứ đó, hãy đặt vấn đề với họ.

3. Đăng ký bảo lưu hoãn việc học trong vòng 6 tháng. Khi đó bạn sẽ không phải đóng học phí nữa hoặc chỉ phải trả một khoản tiền nhỏ để công nhận bạn vẫn là sinh viên/học sinh của trường”.

Tính đến chiều 3.4, Úc có 5.314 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 28 người đã thiệt mạng.

Như Võ

Nguồn tin: Báo Thanh niên

Tin khác

Mức hỗ trợ di dời khẩn cấp với hộ dân chung cư cũ Hải Phòng

HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…

22/12/2024

Triển lãm “Vang mãi khúc quân hành” diễn ra đến hết ngày 27/12/2024

Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…

22/12/2024

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Hải Phòng: Bất động sản Thủy Nguyên đếm ngược ngày “thăng hoa”

Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More