Xã hội

Thủ tục hỗ trợ hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như thế nào?

Ban đọc hỏi: Tôi là hộ kinh doanh phải đóng cửa hàng trong thời gian dịch COVID-19, vậy tôi có được hỗ trợ không? Nếu được hỗ trợ thì thủ tục như thế nào?

Về vấn đề này báo Tin tức xin trả lời như sau:

Các cơ quan chức năng đang lấy ý kiến về quy định thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19. Đây là bước tiếp theo nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ trong gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng.

Nhiều cửa hành kinh doanh đóng cửa để phòng dịch COVID-19.

Trong đó, dự thảo quy định về hỗ trợ hộ kinh doanh. Cụ thể:

Đối tượng và điều kiện hỗ trợ:

Hộ kinh doanh được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

– Doanh thu do cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh năm 2019 dưới 100 triệu đồng, được xác định tại thời điểm ngày 15/1/2020 theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

– Tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1/4/2020 theo Quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Mức, thời gian hỗ trợ và phương thức chi trả:

– Mức hỗ trợ: 1 triệu đồng/hộ/tháng.

– Thời gian hỗ trợ theo thời gian tạm ngừng kinh doanh thực tế, tính từ ngày 1/4/2020 nhưng tối đa không quá 3 tháng.

Thời gian hỗ trợ tính theo tháng (đủ 30 ngày). Trường hợp có ngày lẻ được làm tròn theo nguyên tắc: thời gian tạm ngừng kinh doanh từ 15 ngày trở lên được tính là 1 tháng, dưới 15 ngày thì không được tính.

– Phương thức chi trả: Hỗ trợ hàng tháng.

Hồ sơ đề nghị:

– Giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 03/LĐVL ban hành kèm theo Quyết định này.

– Bản sao Thông báo nộp thuế theo mẫu số 01/TBT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong đó xác định hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế.

Trình tự, thủ tục thực hiện:

– Hộ kinh doanh có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ sơ đề nghị về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm kinh doanh. Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh khi chấp hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ; niêm yết công khai trong thời gian 2 ngày làm việc tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; tổng hợp, báo cáo gửi UBND cấp huyện.

Những tháng tiếp theo, sau ngày 15 hàng tháng, hộ kinh doanh vẫn tạm ngừng kinh doanh và có nhu cầu được tiếp tục hỗ trợ thì gửi Giấy đề nghị hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 về UBND cấp xã.

– Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của UBND cấp xã kèm hồ sơ của các hộ kinh doanh, UBND cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh sách hỗ trợ.

– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách hỗ trợ.

Trường hợp không hỗ trợ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định, UBND cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ cho hộ kinh doanh.

XC/Báo Tin tức

Nguồn tin: Báo Tin tức

Tin khác

Thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế (đợt 1 tháng 11/2024)

Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu…

18/11/2024

Thanh niên phóng xe máy vào cao tốc Hà Nội-Hải Phòng khai đi theo Google Maps

Hà Mạnh H trình bày, sáng 17/11 điều khiển xe máy đi từ thị trấn…

17/11/2024

Khám sức khoẻ lái xe không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn

Ngày 16.11, Bộ Y tế ban hành thông tư Quy định về tiêu chuẩn sức…

17/11/2024

Công an quận Kiến An bàn giao một cháu bé bị lạc cho gia đình

Chiều 17/11, Công an quận Kiến An thông tin cho biết, đơn vị vừa giúp…

17/11/2024

Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy

Sáng 17/11, Đảng ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Hữu Bằng (huyện Kiến Thụy) long…

17/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More