Thông tin mới nhất về bão số 2, các tỉnh Bắc Bộ sẽ mưa liên tiếp nhiều ngày

Hiện nay, bão số 2 (bão MUN) đang có xu hướng mạnh dần, dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định vào ngày 5/7.

 Vị trí và đường đi của bão số 2

Bão MUN đang mạnh dần, di chuyển chậm

Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thông tin, hồi 4h ngày 3/7, vị trí tâm bão số 2 (bão MUN) ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách đất liền các tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 410km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần bão mạnh cấp 8 (60 – 75km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 – 15km và tiếp tục có khả năng mạnh thêm. Đến 4h ngày 04/7, vị trí tâm bão ở trên vùng biển các tỉnh Quảng Ninh – Ninh Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 – 75km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, có khả năng đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định với sức gió mạnh cấp 7 – 8, giật cấp 10, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ.

Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thông tin thêm, từ trưa và chiều nay (3/7), ở khu vực Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn) có gió mạnh dần lên cấp 6, từ đêm nay mạnh dần lên cấp 7 – 8, giật cấp 11.

Trong khi đó, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ, Bắc và trung Trung Bộ có mưa, riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông (lượng mưa phổ biến 30 – 70mm/24 giờ, có nơi trên 100mm/24 giờ). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Khu vực Hà Nội từ chiều nay có mưa vừa, có nơi mưa to và dông.

Từ đêm nay đến ngày 5/7, do ảnh hưởng của bão và di chuyển về phía đất liền nên ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa phổ biến 100 – 250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt); từ đêm ngày 3 – 4/7, vùng núi Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (lượng mưa phổ biến 50 – 150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt).

Trước diễn biến thời tiết trên, cơ quan chức năng đưa ra cảnh báo, sau thời gian dài nắng nóng, đất bị khô nứt. Đặc tính của đất bị phá vỡ cùng cháy rừng đã xảy ra ở khu vực Trung Bộ khiến bề mặt thảm phủ bị suy giảm. Mưa lớn trên diện rộng gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, lũ do nghẽn dòng, lũ bùn. Sạt lở đất có nguy cơ xảy ra ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Đặc biệt là các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh (khu vực hầm lò, bãi thải) và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.

 Các lực lượng tham gia cứu nạn tàu cá NA 95899 TS và ngư dân mất tích. Ảnh: Hoàng Ngọc/TTXVN

Tạm dừng tìm kiếm 9 ngư dân mất tích

Liên quan đến vụ chìm tàu gần đảo Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng), do ảnh hưởng của bão số 2 nên chiều 2/7 các phương tiện tìm kiếm đã được lệnh rời khỏi hiện trường để tránh trú.

Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, các thợ lặn tiến hành khảo sát phát hiện xác tàu bị lưới quấn nhưng không thể tiếp cận vào bên trong. Chỉ huy hiện trường đã cho đánh dấu vị trí tàu bị nạn. Dự kiến, sau khi thời tiết trên biển tốt hơn, các phương tiện tìm kiếm cứu nạn sẽ tiếp tục triển khai tìm kiếm 9 ngư dân mất tích.

Vụ tai nạn xảy ra vào lúc 13h30 ngày 28/6/2019 tại khu vực thuộc vùng biển cách phía Nam đảo Bạch Long Vỹ khoảng 34 hải lý xảy ra vụ va chạm giữa tàu hàng Pacific 01 của Công ty Cổ phần vận tải và Thương mại quốc tế (địa chỉ tại số 140a, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh) với tàu cá NA 95899 TS bị chìm. Lúc này trên tàu cá có 19 ngư dân ở xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, 9 người được cứu sống, 1 thi thể đã tìm thấy, đến nay hiện còn 9 người đang mất tích.

Trong khi đó, khoảng 22h đêm 2/7, tàu cứu nạn SAR 411 đã cập cảng Cửa Lò (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) đưa 7 thuyền viên may mắn sống sót trong vụ chìm tàu về quê nhà. 7 thuyền viên được cứu và đưa về bờ gồm: Tố Duy Thái (43 tuổi), Phạm Hữu Thanh (40 tuổi), Nguyễn Văn Công (28 tuổi), Hồ Khắc Đức (24 tuổi), Đinh Trọng Hậu, Phạm Hữu Hoàng và Trương Văn Việt.

Trước đó, chiều 30/6, thi thể ngư dân Nguyễn Văn Hòa và 2 ngư dân sống sót khác cũng đã về quê nhà ở xã Tiến Thủy.

Nguồn. Kinh tế & Đô thị

Tin khác

Tiếp nhận “Kiến nghị phản ánh về an ninh trật tự” trên ứng dụng VNeID

Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an), hướng…

10/01/2025

Sắp đón không khí lạnh mạnh tăng cường, dự báo thời tiết xấu

Cơ quan khí tượng dự báo không khí lạnh mạnh sắp tăng cường sẽ gây…

10/01/2025

Bộ không cấm các trường kiểm tra đánh giá năng lực vào lớp 6

Các trường THCS vẫn có thể đánh giá trực tiếp học sinh khi xét tuyển…

10/01/2025

10 kết quả nổi bật của thành phố Hải Phòng trong năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều khó khăn chung, nhưng…

10/01/2025

Tạm giữ hình sự đối tượng hành hung công an tại Hải Phòng

Cơ quan chức năng đã tạm giữ đối tượng hành hung cảnh sát giao thông…

10/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More