Vừa qua, khoa Hồi sức cấp cứu-sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Sản Nhi Hải Phòng tiếp nhận bệnh nhi P.V.M (14 tuổi) vào viện trong tình trạng kích thích, trẻ mệt, sốt cao liên tục 39 độ C, nổi ban đỏ toàn thân, ngứa nhiều, mạch nhanh nhỏ, huyết áp thấp, đau bụng từng cơn…
Qua thông tin từ mẹ bệnh nhân, buổi trưa cùng ngày, trẻ có ăn thịt ba ba. Sau bữa ăn khoảng 15 phút, trẻ xuất hiện nổi ban mẩn đỏ toàn thân, ngứa nhiều, đau bụng, nôn và đại tiện phân lỏng… Gia đình mua thuốc cho trẻ uống nhưng các dấu hiệu không thuyên giảm. Sau bữa ăn khoảng 4 giờ, gia đình cho trẻ đến cấp cứu tại bệnh viện.
Sau khi thăm khám và hỏi bệnh sử, tiền sử bệnh của bệnh nhi, bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhi bị sốc phản vệ sau ăn thịt ba ba. Bệnh nhi được hồi sức, điều trị theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ. Sau khi được điều trị cấp cứu, các triệu chứng nặng của bệnh nhi thuyên giảm, toàn trạng ổn định, không còn các dấu hiệu sốc phản vệ, trẻ được theo dõi tiếp tục tại khoa và xuất viện sau 1 ngày.
Sốc phản vệ sau ăn baba cũng như một số loại thức ăn khác như: Giá biển, nhộng tằm… không phải hiếm gặp. Tùy vào mức độ mỗi bệnh nhân sẽ có biểu hiện khác nhau như nổi ban dị ứng ngoài da, đau bụng, nôn, đại tiện phân lỏng, khó thở… nặng nhất là sốc phản vệ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhi có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, khi thấy bệnh nhi có các dấu hiệu bất thường sau khi ăn, uống bất kì loại thức ăn, đồ uống nào, gia đình nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám, không nên tự mua thuốc điều trị.
Mai Dung
Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…
Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị…
Chiều 10.1, Ban Tổ chức hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc lần…
Sáng 10/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an), hướng…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More