Công nghệ

Thiết lập hệ thống quản lý phế thải xây dựng để kiểm soát ô nhiễm

Dự án sẽ cung cấp nền tảng cho hoạt động quản lý phế thải xây dựng bền vững và thân thiện với môi trường và hệ thống tái chế của thành phố Hà Nội thông qua việc ứng dụng các công nghệ của Nhật Bản.

Các đại biểu cắt băng khánh thành phòng thí nghiệm Stareps tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội. (Ảnh: JICA cung cấp)

Nhằm mở ra một diễn đàn cho các nhà nghiên cứu và sinh viên trao đổi ý tưởng, thảo luận về kết quả nghiên cứu và những tiến bộ trong phát triển bền vững tại khu vực Đông Á, ngày 4/9, Đại học Xây dựng Hà Nội và Đại học Saitama (SU, Nhật Bản) đã phối hợp tổ chức hội thảo về tái chế phế thải xây dựng.

Đây là lần thứ hai hội thảo về tái chế phế thải xây dựng được tổ chức trong khuôn khổ dự án SATREPS “Thiết lập hệ thống quản lý phế thải xây dựng hiệu quả nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường và tăng cường khả năng chế tạo các loại vật liệu mới từ phế thải xây dựng tái chế ở Việt Nam.”

Dự án này được kỳ vọng sẽ cung cấp nền tảng cho hoạt động quản lý phế thải xây dựng bền vững và thân thiện với môi trường và hệ thống tái chế của thành phố Hà Nội thông qua việc ứng dụng các công nghệ và kinh nghiệm của Nhật Bản – đất nước có tỷ lệ tái chế phế thải xây dựng đạt trên 95%.

Cùng ngày, trong khuôn khổ dự án, đã diễn ra lễ khai trương phòng thí nghiệm dự án SATREPS (Phòng thí nghiệm SATREPS), đặt trong tòa nhà dành cho thí nghiệm của Trường đại học Xây dựng, và được trang bị nhiều thiết bị kiểm tra, phân tích từ Nhật Bản.

Thiết bị kiểm tra, phân tích. (Ảnh: JICA cung cấp)

Các hoạt động chính của phòng thí nghiệm bao gồm: Điều tra tình trạng phát sinh phế thải xây dựng và tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu xử lý phế thải xây dựng, phát triển các tiêu chuẩn cho vật liệu tái chế, phát triển các công nghệ khác nhau sử dụng vật liệu tái chế cũng như thử nghiệm sản xuất và tiếp thị vật liệu tái chế.

Ngoài ra, việc phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cho các đối tác Việt Nam thông qua các hoạt động thử nghiệm và nghiên cứu chung được thực hiện tại các phòng thí nghiệm cũng là một hoạt động quan trọng của dự án.

Đề xuất của dự án đã được Chương trình SATREPS thông qua trong năm tài chính 2017, nhằm đáp ứng yêu cầu của trường Đại học Xây dựng về thực hiện nghiên cứu quốc tế chung trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng xã hội và môi trường.

Với thời hạn thực hiện dự kiến 5 năm, dự án đã được triển khai tại Hà Nội và Hải Phòng vào tháng 2/2018, với mục đích thiết lập hệ thống tái chế phế thải xây dựng và phát triển các công nghệ mới sử dụng vật liệu tái chế phế thải xây dựng nhằm thúc đẩy quản lý hiệu quả quản lý phế thải xây dựng bền vững./.

Hùng Võ (Vietnam+)

Nguồn. Vietnam+

Nguồn tin: VietnamPlus

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More