Thiên tai và lời giải “nhân hòa”

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đang trải qua đợt mưa lũ lớn nhất từ đầu năm 2019 do bão số 3 gây ra. Dù vẫn chưa có thống kê đầy đủ, tuy nhiên, thiệt hại do mưa lũ đã được hạn chế đến mức thấp nhất, nhờ sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Bản Sa Ná, xã Na Mèo (Thanh Hóa) tan hoang sau trận lũ ống, lũ quét. Ảnh: Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai

Bão số 3 khi đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 7 – 8, giật cấp 11. Trọng tâm bão hướng thẳng vào đất liền các tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng. Những ngày bão cận bờ, nhiều người bi quan có lẽ đã liên tưởng đến những hậu quả khôn lường mà cơn bão có thể gây ra, giống như cơn bão số 3 cũng đổ bộ vào khu vực Bắc Bộ hồi tháng 7/2018 khiến 35 người chết và mất tích; thiệt hại về kinh tế lên tới 6.615 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau 5 ngày gây mưa diện rộng tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, thiệt hại do mưa bão gây ra đã được giảm thiểu so với gần một năm về trước. Theo thống kê của Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai, đến nay, bão số 3 đã cướp đi sinh mạng của 5 người dân. Các lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm 13 trường hợp còn đang bị mất tích…

Việc hạn chế những thiệt hại do bão số 3 gây ra chính là nhờ sự chủ động vào cuộc của các cấp, ban ngành, từ T.Ư đến địa phương; đặc biệt là của cộng đồng dân cư tại những khu vực thường xuyên phải hứng chịu thiên tai. Từ khi áp thấp hình thành, cho tới khi bão số 3 đổ bộ, gây mưa, suy yếu và tan dần, người dân được thông tin, hướng dẫn các biện pháp ứng phó liên tục. Thông qua hàng chục công điện, thông báo được Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai, các bộ ngành ban bố, công tác ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” được quán triệt sâu rộng, là “kim chỉ nam” xuyên suốt quá trình phòng chống mưa bão.

Tại Hà Nội, công tác ứng phó với bão số 3 đã được TP đặc biệt quan tâm. Ngay khi có thông tin về cơn bão số 3, Chủ tịch UBND TP đã ký, ban hành công điện chỉ đạo khẩn các sở, ngành, các địa phương và người dân tập trung cao độ, sẵn sàng tâm thế để ứng phó chủ động, kịp thời với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra.

Hậu quả thiên tai được giảm nhẹ một phần hết sức quan trọng đến từ nhận thức đã có nhiều đổi thay của cộng đồng.

Điều này thể hiện qua việc đã hàng chục cơn bão qua đi, Việt Nam không ghi nhận có thiệt hại lớn trên biển. Thiệt hại về người do các cơn bão trong đất liền cũng giảm dần qua từng năm… Điều đó cho thấy tính đúng đắn và thời sự trong chỉ đạo từng được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Con người không thể quyết định việc thiên tai xảy ra, nhưng có thể giảm nhẹ rủi ro do thiên tai dựa vào cộng đồng, trên tinh thần không chủ quan và sẵn sàng ứng phó. Đây chắc chắn vẫn sẽ là “kim chỉ nam” trong công tác phòng, chống thiên tai của nước ta trong bối cảnh “sáng chắn bão dông, chiều ngăn nắng lửa”.

Nguồn. Kinh tế & Đô thị

Tin khác

Hơn 2.000 tỷ đồng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN Nam Tràng Cát (Hải Phòng)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 101/QĐ-TTg chủ trương đầu…

15/01/2025

Đồng chí Bí thư Thành uỷ Lê Tiến Châu thăm, chúc Tết gia đình chính sách

Chiều 14/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

14/01/2025

Năm 2025, Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên, thúc đẩy chuyển đổi số

Chiều 14/1, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị đánh giá kết…

14/01/2025

Tích cực tham mưu, đề xuất thành phố thực hiện các chính sách đặc thù về an sinh xã hội

Chiều 14/1, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tổng kết…

14/01/2025

Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tràng Duệ 3 (Hải Phòng)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 86/QĐ-TTg ngày 14/1/2025 chủ trương…

14/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More