Thị trường Hải Phòng dịp Tết: Thị trường bình ổn, người dân hưởng lợi

Một trong những nét nổi bật nhất của thị trường tết Nguyên đán Kỷ Hợi ở Hải Phòng vừa qua là sự phát huy tác dụng đặc biệt của hệ thống siêu thị trong việc đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng vọt của người dân thành phố. Bên cạnh các chợ lớn dân sinh như Tam Bạc, An Dương, chợ Ga, Lương Văn Can, Đôn Niệm… vẫn giữ được lượng khách truyền thống thì các trung tâm thương mại, siêu thị ngày càng phát huy được hiệu quả, hình thành nên một nét văn minh trong thói quen mua sắm của người dân thành phố…

Trước hết phải kể đến những mặt hàng như bánh kẹo, mứt tết, rượu bia, hạt dưa, hạt bí cho đến gạo, rau, cá thịt… được cung cấp dồi dào ở các siêu thị đã tạo ra nguồn hàng hóa vô cùng phong phú phục vụ nhu cầu mua sắm của hàng triệu người dân thành phố.

Sự đa dạng của các kênh phân phối đó không chỉ tạo thuận lợi cho việc giao thương mà còn giúp người tiêu dùng có thêm cơ hội bảo đảm cho an toàn sức khỏe trong dịp tết. Bởi người tiêu dùng nếu có nghi ngờ về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như nguồn gốc xuất xứ của các loại hàng hóa thì họ thường tìm đến hệ thống siêu thị để tìm kiếm sự an tâm về chất lượng sản phẩm.

Người dân sắm tết tại Co.op Mart Hải Phòng

Theo ghi nhận của chúng tôi, những ngày giáp tết, tại các trung tâm thương mại, siêu thị như Big C, Vinmart, Co.op Mart… đều mở cửa từ sáng sớm cho đến tận 23 giờ mỗi ngày. Lượng hàng hoá bán ra tại đây tăng gấp hàng chục lần so với ngày thường với doanh thu bình quân vài tỷ đồng/ngày.

Có một điều rất đáng mừng là năm nay, thời điểm sau tết trái với quy luật thông thường giá lương thực, thực phẩm thường bị đội gấp nhiều lần nhưng nhờ thời tiết thuận lợi, nguồn cung hàng hóa dồi dào nên tình trạng trên đã không xảy ra.

Sau Tết, tại các chợ truyền thống, giá rau xanh vẫn giữ ở mức ổn định, thậm chí có những mặt hàng “mềm” hơn cả thời điểm trước tết như bắp cải, su hào hay su su. Giá các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, tôm, cá… tăng không đáng kể. Ghi nhận của chúng tôi vào mùng 3 tết, tại siêu thị Big C lượng người mua sắm trở lại rất lớn. Tương tự là hệ thống Vinmart, Trung tâm thương mại Vincom cũng như Co.op Mart cũng đón một lượng khách đông đảo, góp phần đắc lực trong việc hạn chế tình trạng “hét giá” tại các chợ truyền thống.

Được biết, sở dĩ thị trường hàng hóa tại Hải Phòng dịp tết giữ được sự ổn định là do trước đó, UBND TP đã chủ động ban hành Kế hoạch số 265 nhằm chủ động bảo đảm nắm bắt diễn biến của thị trường tết.

Hàng hóa tết dồi dào đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân

 Do xác định công tác bình ổn thị trường có vai trò cực kỳ quan trọng, liên quan trực tiếp đến an sinh xã hội nên thành phố đã yêu cầu các đơn vị tham gia cần khắc phục tình trạng cục bộ về không gian. Trong đó đặc biệt chú ý đến các đối tượng chính sách, khu vực nông thôn, hải đảo, các khu vực đông người lao động nghèo lưu trú… Để việc thực hiện các mục tiêu trên được đảm bảo hiệu quả, UBND TP cũng đã xây dựng cơ chế hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp, tổ chức tham gia chương trình bình ổn. Trong đó có việc tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cũng như hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền liên quan đến việc sản xuất, chế biến, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa.

Ngoài ra, để phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân, với vai trò là đơn vị thường trực, Sở Công Thương thành phố đã phối hợp cùng các ngành, địa phương và doanh nghiệp tập trung triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa cũng như bán hàng bình ổn giá. Đồng thời làm việc, vận động các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối trên địa bàn thành phố chủ động xây dựng kế hoạch dự dự trữ phục vụ trước, trong và sau Tết.

Theo đó, lượng hàng hóa tham gia bình ổn thị trường cuối năm 2018 và dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 với tổng trị giá trên 1.620 tỷ đồng. Trong đó gạo tẻ ước chừng 4.800 tấn, thịt lợn 1.200 tấn, thịt gia cầm 800 tấn, trứng gia cầm 1,7 triệu quả, đường 90.000 tấn, dầu ăn 300.000 lít, thủy sản 1.800 tấn, rau củ quả 5.000 tấn, thực phẩm chế biến 2.400 tấn…

Bên cạnh đó, để tăng cường công tác giám sát, nắm bắt tình hình cung cầu hàng hóa, giá cả thị trường và phối hợp theo dõi, ngăn chặn các hoạt động gây bất ổn thị trường Tết Nguyên đán 2019, Sở Công thương còn phối hợp với Cục Quản lý thị trường thành phố, các sở ngành, cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, chủ động nắm bắt tình hình, thông tin thị trường, tăng cường phối hợp trong công tác quản lý thị trường theo Kế hoạch số 265 của UBND TP.

Chính nhờ sự chủ động và triển khai quyết liệt của thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của các sở ngành cùng sự hưởng ứng tích cực của các doanh nghiệp, đơn vị phân phối… nên thị trường dịp tết được bình ổn, đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân thành phố. Qua đó hạn chế một cách hiệu quả tình trạng gian thương đầu cơ trục lợi, găm hàng để nâng giá tùy tiện ở các loại hình phân phối khác.

Bùi Hạnh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 6-8/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ…

08/01/2025

Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về virus gây viêm phổi trên người (hMPV) tại Trung Quốc

Virus (hMPV) lây qua đường hô hấp, qua giọt bắn, hắt hơi, sổ mũi hoặc…

08/01/2025

Tăng cường công tác kiểm tra phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025

Thực hiện Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 23/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một…

08/01/2025

Di chuyển thiết bị cẩu tại Cảng Hoàng Diệu phục vụ thi công cầu Nguyễn Trãi

Để bàn giao mặt bằng phục vụ thi công dự án đầu tư xây dựng…

08/01/2025

Không khí lạnh tăng cường, vùng núi và trung du Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay (8/1),…

08/01/2025

Bộ Giáo dục chốt phương án thi tuyển vào lớp 10 THPT

Từ năm 2025 sẽ có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT gồm:…

08/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More