Giáo dục

Thi Tốt nghiệp THPT từ 2025: Cần 1.000 người để xây dựng 17 đề thi

Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phô thông năm 2025 sẽ có 11 môn, trong đó môn Ngoại ngữ có 7 thứ tiếng. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải xây dựng ngân hàng câu hỏi cho 17 đề thi.

Sáng nay, 20/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông tin về việc tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2024 tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ kỳ thi năm 2024 diễn ra tại Hà Nội.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông. (Ảnh: PV/Vietnam+).

Theo ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.

Bên cạnh đó, kỳ thi cũng nhằm cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Kỳ thi dự kiến gồm 11 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Trong đó môn Ngoại ngữ gồm tiếng Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật, Đức, Hàn.

Nội dung thi bám sát mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với quy định và lộ trình triển khai chương trình mới.

Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025 sẽ có 11 môn. (Ảnh: PV/Vietnam+).

Hình thức thi giữ như hiện nay là tự luận với môn Ngữ văn và trắc nghiệm với các môn còn lại. Theo ông Chương, đây là hình thức phù hợp với đặc thù của kỳ thi là tổ chức trên quy mô lớn.

Cũng theo ông Chương, ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực. Do phải làm đề thi cho 17 môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực chuẩn bị để có thể công bố đề mẫu trong thời gian sớm nhất. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng cũng đề nghị các sở giáo dục và đào tạo giới thiệu các giáo viên có năng lực để Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng công tác làm đề. “Mỗi địa phương khoảng 10-15 người để tính trên cả nước có khoảng 1.000 người để xây dựng ngân hàng đề thi”, ông Chương nói.

Thông tin thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng giáo dục, việc bồi dưỡng cán bộ khảo thí cốt cán sẽ được thực hiện bởi Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ, chuyên gia hàng đầu trong nước.

Đội ngũ giáo viên làm công tác khảo thí sẽ xây dựng thư viện câu hỏi thi. Từ thư viện câu hỏi thi sẽ xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa. Theo ông Hà, do đề thi có tính mở lớn nên việc xây dựng ngân hàng câu hỏi càng phải cẩn trọng.

Thời gian tổ chức thi dự kiến sẽ vẫn diễn ra vào tháng Sáu như năm 2023 để tạo thuận lợi cho thí sinh, phù hợp với khung thời gian năm học và công tác tuyển sinh đại học.

Phương thức xét công nhận tốt nghiệp vẫn kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, ông Chương cho rằng việc tỷ lệ giữa hai loại điểm số này vẫn giữ 70-30 như hiện nay hay điều chỉnh 50-50 là vấn đề sẽ cần bàn thêm.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông. (Ảnh: PV/Vietnam+).

Về phương thức tổ chức thi và lộ trình thực hiện, giai đoạn 2025-2030 giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính).

Giai đoạn sau năm 2030, phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Về phân cấp, phân quyền tổ chức thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo chung, ban hành quy chế và hướng dẫn tổ chức kỳ thi; xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi cung cấp cho các địa phương tổ chức thi; quy định lịch thi chung; thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi.

Các địa phương chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp theo lịch thi chung của Bộ.

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Huỳnh Văn Chương cho hay Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ hoàn thiện phương án thi và công bố vào quý 4 năm nay./.

Phạm Mai (Vietnam+)

Nguồn tin: VietnamPlus

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More