Thêm hai huyện ở Hải Phòng phát sinh dịch tả lợn châu Phi

NDĐT – Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, trong ngày 17-3, trên địa bàn TP Hải Phòng, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục phát sinh tại 18 hộ của 10 xã. Trong đó, ba xã phát sinh ổ dịch mới là Lâm Động (huyện Thủy Nguyên), Đông Hưng và Đoàn Lập (huyện Tiên Lãng) với số lợn tiêu hủy 98 con.

Các chốt kiểm dịch liên tục kiểm soát, phun hóa chất tiêu trùng, khử độc các phương tiện ra vào vùng có dịch.

Như vậy, tính đến cuối giờ chiều 17-3, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra ở 545 hộ, tại 134 thôn, 46 xã, phường thuộc sáu địa phương, gồm các huyện: Thủy Nguyên, Tiên Lãng, An Dương, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy và quận Dương Kinh. Số lợn bắt buộc phải tiêu hủy 7.472 con, gồm: 840 lợn nái, 12 lợn đực giống, 4.304 lợn thịt và 2.316 lợn con.

Tại huyện Tiên Lãng, nơi phát sinh ổ dịch đầu tiên của Hải Phòng (ngày 26-2), nay đã nhanh chóng lan ra 12 xã, ở 34 hộ nuôi với 258 con lợn mắc dịch phải tiêu hủy có tổng trọng lượng hơn 11,3 tấn. Riêng trong ngày 17-3, dịch phát sinh mới tại bốn hộ nuôi thuộc ba xã: Tây Hưng, Đông Hưng, Đoàn Lập…

Tại huyện Thủy Nguyên – nơi dịch tả lợn châu Phi lan rộng nhất, đến ngày 17-3, dịch đã xảy ra tại 488 hộ, 95 thôn, 22 xã với tổng số lợn bắt buộc phải tiêu hủy 6.896 con. Riêng ngày 17-3, dịch phát sinh tại 12 hộ, thuộc bảy xã, trong đó có xã mới là Lâm Động.

Các điểm chăn nuôi được rắc vôi bột và hạn chế người ra vào…

Tại huyện Vĩnh Bảo, trong ngày 17-3, dịch cũng phát sinh mới tại hai hộ thuộc xã Thanh Lương, đưa số địa phương có lợn mắc dịch lên bảy xã với số lợn phải tiêu hủy là 211 con.

Tại các huyện An Dương, Kiến Thụy và quận Dương Kinh, dịch bệnh xảy ra lẻ tẻ ở một vài hộ và trong ngày 17-3 không phát sinh thêm tình trạng lợn ốm, chết, phải tiêu hủy do dịch.

Liên tục trong các ngày qua, kể cả ngày nghỉ, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đình Chuyến cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thường xuyên đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh, dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn các địa phương…

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng đã tiếp nhận, cung ứng 31 nghìn lít hóa chất tới các địa phương phục vụ công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn; phối hợp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các địa phương tổ chức triển khai, hướng dẫn phun hóa chất khử trùng tiêu độc, sử dụng vôi bột tiêu độc tại ổ dịch, vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm… theo quy định.

Hơn 205 tấn vôi bột đã được các địa phương huy động để sử dụng tiêu độc khu vực ổ dịch, vùng dịch… theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Năm chốt kiểm dịch liên ngành tạm thời liên tục hoạt động kiểm soát các phương tiện vận chuyển lợn tại các đầu mối giao thông chính vào thành phố. Các xã vùng có dịch cũng lập các điểm kiểm soát, tổ chức phun thuốc tiêu độc, khử trùng các phương tiện ra khỏi vùng dịch… Riêng trong ngày 17-3, tại năm chốt kiểm dịch liên ngành tạm thời đã kiểm soát được 10 xe vận chuyển lợn, các xe có giấy chứng nhận kiểm dịch, dừng đỗ tại chốt và thực hiện khử trùng tiêu độc theo quy định…

Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ tiếp tục lan rộng, TP Hải Phòng đang nỗ lực triển khai các biện pháp ngăn chặn, khoanh vùng khống chế dịch bệnh lây lan.

NGÔ QUANG DŨNG

Nguồn. Báo Nhân dân

Nguồn tin: Báo Nhân dân

Tin khác

Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Sáng 15/11, Sở Y tế phối hợp các sở, ngành liên quan triển khai Quyết…

15/11/2024

Từ 15/01/2025 sẽ công khai giá dịch vụ cảng biển

Ngày 15/11, thông tin từ Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, từ ngày 15/01/2025, giá…

15/11/2024

Đồng chí Phạm Văn Lập, Chủ tịch HĐND thành phố tiếp xúc cử tri tại huyện Thủy Nguyên

Sáng 15/11, tại trụ sở UBND xã Thủy Sơn (huyện Thủy Nguyên), đồng chí Phạm…

15/11/2024

Quận Hải An biểu dương phong trào thi đua năm học 2023-2024

Sáng 15/11, UBND quận Hải An tổ chức Hội nghị Biểu dương phong trào thi…

15/11/2024

Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng

Ngày 14/11, Đoàn thẩm định số 40, 53 thuộc Ban tổ chức Giải Sao vàng…

15/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More