Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1-2019 ước tính đạt 20,0 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ nhưng tăng 1,9% so với tháng trước. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1. Tiếp đến là Trung Quốc, EU, ASEAN, Nhật, Hàn Quốc… Kim ngạch nhập khẩu tháng 1 ước đạt 20,80 tỷ USD, tăng 1,7% so với tháng trước.
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, riêng trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi (từ ngày 2 đến 10-2), tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 12% so với dịp nghỉ tết một năm trước đó. Tổng trị giá nhập khẩu trong dịp Tết đạt 611 triệu USD, trong đó chủ yếu nhập khẩu các nhóm hàng máy vi tính, điện thoại và linh kiện, thiết bị dụng cụ phụ tùng, xăng dầu các loại…
Công nhân Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam (KCN VSHIP Thủy Nguyên) chuyên may các sản phẩm thời trang nội y xuất khẩu
Tại Hải Phòng, trong tháng 1, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 741,7 triệu USD, giảm 5,18% so với tháng trước nhưng lại tăng 25,24% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,98%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 27,43%. Kim ngạch nhập khẩu tháng 1 ước đạt 707,2 triệu USD, giảm 3,49% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1-2019 tăng 18,13%.
Như vậy có thể thấy, xét bình diện toàn quốc, mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm 1,3% so với cùng kỳ nhưng con số xuất khẩu 20 tỷ USD/tháng cũng rất đáng ghi nhận. Theo các chuyên gia kinh tế, dù rất khó để nhận định tình hình kinh tế 2019 chỉ qua các chỉ số kinh tế vĩ mô tháng đầu tiên của năm mới so với cùng kỳ nhưng cũng không thể bỏ qua những “dấu hiệu thách thức”, trong đó có kim ngạch xuất khẩu.
Bởi theo nhận định của Bộ Công thương, năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Xuất siêu có thể không được duy trì mà sẽ nhập siêu trở lại. Lý do là nhu cầu nhập khẩu dự kiến tăng cao do xuất khẩu được dự báo tiếp tục duy trì tăng trưởng ở các ngành hàng mà nước ta còn phụ thuộc vào nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng của nước ngoài. Đầu tư nước ngoài tăng mạnh cũng “thúc” nhập khẩu máy móc, thiết bị tăng cao hơn. Trong bối cảnh đó, xu hướng bảo hộ mậu dịch có thể ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Do đó nếu để đạt mục tiêu xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng 5% so với năm 2018 thì cột mốc 500 tỷ USD đạt được trong năm 2019 sẽ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các bộ ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp, các địa phương và khu vực kinh tế.
Bùi Hạnh (tổng hợp)
Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More