Nhấn mạnh phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc Sở Công thương thành phố Nguyễn Văn Thành nhận định, 9 tháng qua tuy còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố vẫn duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ. Toàn ngành Công thương đã phấn đấu đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, chủ động tìm kiếm đơn hàng mới… Kết quả đạt được trong lĩnh vực Công thương trên địa bàn các quận, huyện đều có mức tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó một số quận, huyện có mức tăng trưởng cao góp phần vào sự tăng trưởng chung của toàn ngành.
Tính đến hết tháng 9/2023, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp IIP thành phố ước tăng 12,47% so với cùng kỳ, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 146.558,7 tỷ đồng, tăng 13,63% so với cùng kỳ, đạt 74,83% kế hoạch năm. Trong đó doanh thu bán lẻ hàng hoá ước đạt 121.222 tỷ đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ; doanh thu khách sạn nhà hàng ước đạt 17.218,2 tỷ đồng, tăng 13,77% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 217,7 tỷ đồng, tăng 50,93% so với cùng kỳ; dịch vụ khác ước đạt 7.900,8 tỷ đồng, tăng 6,03% so với cùng kỳ…
Giám đốc Sở Công thương thành phố cũng chỉ rõ, bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất công nghiệp và hoạt động xuất khẩu trên địa bàn thành phố thời gian qua chưa bám sát kế hoạch đã đề ra. Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, sản xuất, xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu… Mặt khác, xu hướng thắt chặt chi tiêu mua sắm tại thị trường trong nước và quốc tế đối với mặt hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, linh kiện điện tử… đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn, hiện một số ngành sản xuất vẫn gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu, thiếu đơn hàng, cạnh tranh về giá…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã kiến nghị cho rằng hiện giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ theo Quyết định 3434 của UBND thành phố rất thấp, đề nghị cần điều chỉnh giá để đảm bảo nguồn thu cho hoạt động tại chợ; các địa phương cũng đề nghị Sở Công thương hướng dẫn trong việc chuyển đổi chợ, thực hiện Đề án sắp xếp chợ truyền thống để đảm bảo công tác quản lý cũng như an toàn PCCC, an toàn thực phẩm; cùng với đó là quan tâm triển khai các Dự án Khu, Cụm Công nghiệp trên địa bàn huyện… Các đại biểu cũng thảo luận và bàn giải pháp phát triển ngành Công thương trên địa bàn trong những tháng cuối năm 2023.
Về nhiệm vụ 3 tháng cuối năm, Sở Công thương sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các quận, huyện đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN đối với các CCN đã có Quyết định thành lập, kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN trong Quy hoạch phát triển CCN của thành phố. Tiếp tục rà soát, thống kê và tổ chức di dời các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng trên địa bàn quận về các Khu, CCN tập trung của thành phố. Phối hợp với Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng và các đơn vị hoạt động điện lực đảm bảo cung ứng điện cho hoạt động kinh tế xã hội. Thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán 2024; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu đưa hàng Việt về nông thôn; tập trung thu hút các dự án đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn các quận, huyện…
Minh Hảo; Ảnh: Đàm Thanh
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…
UBND thành phố vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-UBND yêu cầu Sở Giáo dục và…
Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…
Tổng cục Hải quan mới có Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cục Điều tra…
Tối 23-11, chung kết Nam vương Thế giới - Mr World 2024 diễn ra tại…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More