Theo đó, tăng cường công tác giám sát dịch tới tận cơ sở, hộ chăn nuôi, vùng ổ dịch, ổ dịch cũ; phát hiện xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh; tập trung nguồn lực khống chế, ngăn chặn dịch, không để dịch tiếp tụ lây lan ra diện rộng…
Tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn trên địa bàn, đặc biệt xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ từ các địa phương đang có bệnh dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tiêu thụ…Thường xuyên kiểm tra, rà soát các cơ sở, hộ kinh doanh giết mổ lợn, cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; kiên quyết đình chỉ đối với các hộ kinh doanh, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ hoạt động trái phép, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định.
Cùng với đó, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân nhận thức rõ nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, gây tác hại đối với sản xuất chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ động thực hiện tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn nuôi, thường xuyên vệ sinh khử trùng, tiêu độc tại cơ sở chăn nuôi và khu vực xung quanh. Thực hiện cách ly khu vực chăn nuôi với bên ngoài để hạn chế thấp nhất nguy cơ mầm bệnh xâm nhập, phát sinh gây thiệt hại cho sản xuất chăn nuôi.
UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thanh kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng tình hình dịch bệnh cung cấp, buôn bán các loại vắc xin không đảm bảo chất lượng theo quy định, gây khó khăn cho người chăn nuôi trong việc tiếp cận, mua vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Tổ chức thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm xác định nguyên nhân phát sinh dịch bệnh, đồng thời phối hợp, hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp chống dịch, khống chế ngăn chặn dịch lây lan theo quy định.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lại đang có diễn biến phức tạp, đã xảy ra tại 2.275 xã của 57 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 230.000 con, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2020, chiếm khoảng 0,8% tổng đàn.
Tại Hải Phòng, tính đến 6/12/2021, dịch đã xảy ra tại 15 hộ của 8 xã, phường thuộc các quận Dương Kinh và huyện Tiên Lãng, Cát Hải; số lợn tiêu hủy là 306 con. Các ổ dịch xảy ra chủ yếu tại các hộ chăn nuôi quy mô nông hộ, chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, lợn nhập về nuôi không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định.
Trâm Bầu
Tài liệu đính kèm: Chỉ thị 25/CT-UBND
Thực hiện Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 23/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một…
Để bàn giao mặt bằng phục vụ thi công dự án đầu tư xây dựng…
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay (8/1),…
Từ năm 2025 sẽ có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT gồm:…
Tối 7/1, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam thành phố tổ chức chương…
Tại tòa, bị cáo Lê Thanh Vân nói thấy doanh nghiệp khó khăn là giúp,…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More