Để chủ động triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, khắc phục những bất cập tồn tại, thực hiện Công điện số 667/CĐ-TTg ngày 4/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Chủ tịch UBND thành phố có Công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, quận; thủ trưởng các Sở, ban ngành thành phố; thành viên Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch động vật thành phố quán triệt, thực hiện nghiêm Thông tri số 28-TT/TU ngày 23/5/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 21/2/2019 và các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố; đồng thời khẩn trương tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung sau:
UBND các huyện, quận, xã, phường, thị trấn huy động cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội… vào cuộc, quyết liệt chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống, dập dịch với phương châm “phòng, chống dịch như chống giặc”, “phòng là chính, cơ sở và người dân là chính”, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các ban ngành chức năng của địa phương tổ chức giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện, xử lý tiêu hủy lợn bệnh theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, hạn chế lây lan dịch bệnh, không để ô nhiễm môi trường.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi chính sách hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh, các trường hợp kê khai không đúng số lượng lợn, trọng lượng lợn tiêu hủy theo quy định, đảm bảo công khai minh bạch. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và thực hiện nghiêm việc quản lý tổng đàn lợn đã được thống kê trước, trong, sau dịch. Chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đàn lợn đã được thống kê; quy trình kê khai, lập biểu bảng, niêm yết… đối với số lượng lợn bị tiêu hủy.
Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi phòng chống dịch; không sử dụng thức ăn dư thừa cho lợn ăn; các trang trại, cơ sở chăn nuôi quy mô lớn tăng cường công tác cách ly, khử trùng tiêu độc, áp dụng triệt để, đồng bộ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; đặc biệt tập trung bảo vệ các đàn lợn nái, lợn đực giống đảm bảo cung cấp đủ con giống phục vụ tái đàn sau dịch.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì kết hợp cùng các ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch thành phố kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch tại các địa phương; hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phát hiện và xử lý ổ dịch đúng quy trình theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, đề xuất, tham mưu Thành ủy, UBND thành phố xử lý nghiêm các cơ quan, địa phương, đơn vị thiếu trách nhiệm, không nghiêm túc triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố và quy định của pháp luật.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, đôn đốc các địa phương đẩy mạnh cấu trúc lại ngành chăn nuôi, đa dạng hóa vật nuôi; trước mắt tập trung phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, gia cầm, thủy sản… thay thế sự thiếu hụt sản phẩm thịt lợn, nhằm phục vụ tốt đời sống người dân.
Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện kiểm dịch vận chuyển lợn, sản phẩm từ thịt lợn theo đúng các quy định hiện hành. Chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y phối hợp cùng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương tăng cường công tác tham mưu, chủ động giám sát phát hiện dịch; hướng dẫn, giám sát quá trình tiêu hủy lợn mắc bệnh đúng quy trình kỹ thuật; tổ chức kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Sở Công Thương chủ trì phối hợp Cục Quản lý thị trường Hải Phòng, UBND các huyện, quận chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.
Sở Tài chính chủ động tham mưu, đề xuất bố trí đầy đủ kinh phí đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thành phố.
Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng, Cổng Thông tin điện tử thành phố, UBND các huyện, quận, các tổ chức đoàn thể phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thường xuyên thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh theo quy định; hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh lợn, sản phẩm lợn an toàn dịch bệnh; chủ động khai báo chính quyền địa phương khi phát hiện lợn ốm, chết bất thường không rõ nguyên nhân; nghiêm cấm việc giấu dịch, bán chạy lợn mắc bệnh, vứt xác lợn bừa bãi làm lây lan dịch bệnh.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 3.536 xã, 342 huyện của 52 tỉnh, thành phố; tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là 2.205.989 con; đã có 45 xã thuộc 14 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh; nguy cơ dịch xâm nhập vào các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, quy mô lớn… dẫn đến buộc phải tiêu hủy nhiều lợn bệnh.
Tại Hải Phòng, dịch xảy ra từ ngày 22/2, đến ngày 4/6 xảy ra tại 17.802 hộ, 1.191 thôn, 171 xã, phường thuộc 12 huyện, quận; số lợn tiêu hủy 165.305 con, chiếm 48,04% tổng đàn trước dịch; trọng lượng 8.801.998 kg. Dịch đã xảy ra tại 9 cơ sở chăn nuôi quy mô >300 con, nguy cơ dịch tiếp tục lây lan.
Năm Ất Tỵ 2025 có đến hai tháng 6 và dài tổng cộng 384 ngày.…
Trong tình hình giá bất động sản liên tục biến động, không ít người mua…
Sáng 12-1, Liên minh Hợp tác xã (HTX) thành phố tổ chức hội nghị tổng…
Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và…
Khoảng 23 giờ ngày 11/1, trên tuyến đường trục phường Lê Thiện (quận An Dương)…
Ngày 10/1 tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More