Chương trình tập huấn nhằm cung cấp những kiến thức về thương mại điện tử, hành vi vi phạm phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử; một số xu hướng thương mại điện tử trong thời đại công nghệ số và việc ứng dụng thương mại điện tử, tiếp cận với khách hàng trên môi trường trực tuyến. Từ đó giúp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân nâng cao các kỹ năng, kiến thức, giúp cho các đơn vị quản lý nhà nước thực hiện chức trách, nhiệm vụ được tốt hơn.
Phát biểu khai mạc Lớp tập huấn, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Nguyễn Văn Thành nêu rõ, thời gian qua, bên cạnh những cơ hội phát triển, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường tiềm năng nhờ vào thương mại điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cộng đồng doanh nghiệp Hải Phòng nói riêng vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cụ thể như: Việc thiếu thông tin về các chính sách, quy định pháp luật về thương mại điện tử; chưa đủ các kỹ năng, kiến thức về marketing trong thương mại điện tử; việc xây dựng định hướng kinh doanh, bảo vệ thương hiệu trong thương mại điện tử còn nhiều hạn chế… Do vậy, chương trình tập huấn này sẽ góp phần hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố, lãnh đạo ngành Công Thương nhấn mạnh.
Theo đó, trong thời gian 01 ngày, các đại biểu tham gia Lớp tập huấn nghe Giảng viên đến từ Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) giới thiệu: Tổng quan về thương mại điện tử và pháp luật về thương mại điện tử Việt Nam; một số hành vi vi phạm phổ biến, quy trình thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử; việc thiết lập tài khoản và kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử nổi tiếng ở Việt Nam như Shopee, Tiki, Lazada, mạng xã hội Facebook, TikTok… Đồng thời, tìm hiểu cách thức triển khai nội dung đa kênh để tối ưu và tiếp cận khách hàng; Thực hành về AI, cách thiết lập tài khoản và kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử nổi tiếng ở Việt Nam, mạng xã hội Facebook, TikTok; việc Livestream bán hàng trên các nền tảng…
Những năm gần đây, mặc dù kinh tế thế giới và khu vực gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên thương mại điện tử Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, giữ được tốc độ tăng trưởng cao, Việt Nam được ghi nhận có tốc độ phát triển thương mại điện tử dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam, ước tính tốc độ tăng trưởng của Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 tăng trên 25% so với năm 2022 và đạt 25 tỷ USD, trong đó quy mô bán lẻ hàng hóa trực tuyến đạt 17,3 tỷ USD; trong đó Thương mại điện tử xuyên biên giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng thần tốc và là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tại thành phố Hải Phòng, doanh thu trao đổi qua Thương mại điện tử những năm qua chiếm khoảng 16-18% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn thành phố, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 23-25%/năm; hàng năm có 55-60% doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại tham gia các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước./.
Minh Hảo
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
Chiều 21/11, Cổng thông tin điện tử thành phố tổ chức đối thoại trực tuyến…
Thời gian gần đây, chuyên mục “Qua đường dây nóng” của Báo Hải Phòng nhận…
Từng bước xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố không ma túy, hồi 00h15'…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More