Xã hội

Tập huấn phương pháp và kỹ năng tập huấn hòa giải cơ sở

Sáng 13/11, đồng chí Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật – Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị tập huấn về phương pháp và kỹ năng tập huấn hòa giải cơ sở cho tập huấn viên cấp tỉnh. Tham gia Hội nghị có Tập huấn viên cấp tỉnh của 23 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc.

Đồng chí Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục phát luật chủ trì Hội nghị.

Tại Hội nghị, Tập huấn viên cấp tỉnh, thành phố đã được nghe chuyên gia Uông Ngọc Thuẩn, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật trình bày, trao đổi một số chuyên đề: Một số kiến thức cơ bản quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở và vai trò của tập huấn viên cấp tỉnh; trách nhiệm của tập huấn viên cấp viên cấp tỉnh; hướng dẫn sử dụng tài liệu Bồi dưỡng tập huấn viên hòa giải ở cơ sở. Đồng thời truyền đạt, hướng dẫn các kỹ năng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở; chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp hòa giải cùng những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của người làm công tác hòa giải ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Quang cảnh Hội nghị tập huấn.
Các nhóm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hòa giải.
Đồng chí Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật nhấn mạnh: Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Đảng năm 2010-2020 xác định 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược xây dựng nâng cao năng lực, nguồn nhân lực làm công tác pháp luật trong hoạt động kinh tế-xã hội, bên cạnh thể chế cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực tư pháp nói chung cũng như lĩnh vực hòa giải cơ sở nói riêng, đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở có vai trò hết sức quan trọng. Với số lượng hơn 600.000 hòa giải viên, mỗi năm hòa giải thành công hơn 120.000 vụ việc đã đóng góp tích cực trong việc hóa giải các tranh chấp mâu thuẫn vi phạm pháp luật trong cộng đồng dân cư, hạn chế đưa vụ việc ra chính quyền giải quyết. Qua đó tạo sự đồng thuận, đoàn kết tình làng nghĩa xóm, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế-xã hội cũng như đảm bảo trật tự an toàn ở địa phương, cơ sở. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được cũng còn một số tồn tại bất cập, một trong những tồn tại hạn chế là năng lực của đội ngũ hòa giải viên ở các địa phương. Việc tập huấn nâng cao năng lực vẫn chưa được tiến hành thường xuyên, chất lượng đội ngũ chưa đồng đều. Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên đề nghị các đồng chí tập huấn viên tập trung theo dõi, lắng nghe, nắm vững kiến thức, tích cực trao đổi, chia sẻ, thảo luận khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn khi thi hành pháp luật hòa giải; trên cơ sở kiến thức trên cương vị công tác của mình tổ chức triển khai các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019.

Nguyễn Hải

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Thông tin về vụ cháy tại KCN Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương

Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…

24/11/2024

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More