Xã hội

Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm với sản xuất, kinh doanh rượu

Theo báo cáo của Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện đã ghi nhận nhiều trường hợp phải cấp cứu có liên quan đến việc sử dụng rượu không rõ nguồn gốc.

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 173/ATTP-NĐTT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố liên quan tới việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc sản xuất và kinh doanh rượu.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2023 đến nay, theo báo cáo của Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện đa khoa một số tỉnh, thành phố cho thấy đã ghi nhận nhiều trường hợp phải cấp cứu có liên quan đến việc sử dụng rượu không bảo đảm an toàn, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu có hàm lượng methanol (cồn công nghiệp) cao. Đáng lưu ý, trong đó đã có ca tử vong.

Nhân viên y tế đang theo dõi sức khoẻ cho một trường hợp ngộ độc rượu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: PV/Vietnam+).

Cục An toàn Thực phẩm cũng nhận được báo cáo của Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội về kết quả điều tra, giám sát một trường hợp ngộ độc methanol tại thôn Thanh Vân, xã Thanh Lâm (huyện Mê Linh, Hà Nội).

Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ ngộ độc rượu, ngộ độc methanol, đặc biệt là với các đối tượng có tiền sử nghiện rượu đồng thời cấp cứu và điều trị cần kịp thời để tránh các diễn biến xấu đối với sức khỏe bệnh nhân.

Các đơn vị có liên quan cần phối hợp với các đơn vị chức năng của ngành công thương tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu nhỏ lẻ, đặc biệt là các cơ sở nấu rượu thủ công. Qua đó, ngăn chặn kịp thời các loại rượu sản xuất, pha chế không bảo đảm an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác gây ra nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng đưa ra lưu thông trên thị trường.

Riêng với vụ việc tại huyện Mê Linh, Hà Nội, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế Hà Nội phối hợp với cơ quan chức năng ngành công thương trên địa bàn tiến hành truy xuất nguồn gốc sản phẩm rượu gây ngộ độc; xác định rõ nguyên nhân, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định nếu có.

Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị lưu ý về công tác truyền thông và hướng dẫn người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu, không lạm dụng rượu và bảo đảm an toàn khi lựa chọn, sử dụng rượu.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại động, thực vật lạ, không rõ chủng loại, nguồn gốc để ngâm rượu uống, không uống rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không có nhãn mác bán trôi nổi trên thị trường./.

T.G (Vietnam+)

Nguồn tin: VietnamPlus

Tin khác

Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ với loạt ưu đãi

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Viettel tri ân khách hàng sử dụng…

09/01/2025

Đồng chí Đào Khánh Hà, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy thăm, tặng quà, chúc Tết các cá nhân tiêu biểu quận Đồ Sơn

Sáng 9/1, đồng chí Đào Khánh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng…

09/01/2025

Tăng cường quan hệ hợp tác giữa Hải Phòng với các địa phương, doanh nghiệp nước Cộng hòa Togo

Sáng 9-1, Đoàn Bộ Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng…

09/01/2025

Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Đã có những thông tin tương đối cụ thể về hướng tuyến và vị trí…

09/01/2025

Đoàn doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Hải Phòng

Chiều 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Minh Cường tiếp Đoàn đại biểu…

08/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More