Xã hội

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn thành phố

Trong thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại nhiều địa phương trên toàn quốc có chiều hướng gia tăng về cả quy mô, mức độ, đặc biệt tại các thành phố lớn gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội và sức khỏe của người dân.

Nguyên nhân chính do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp với lượng thải lớn và chưa được kiểm soát hiệu quả; tỷ lệ cây xanh, mặt nước trong quá trình phát triển đô thị chưa đạt yêu cầu; việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chương trình, nhiệm vụ về kiểm soát ô nhiễm không khí chưa đồng bộ, hiệu quả.

Một góc thành phố Hải Phòng. Ảnh minh họa: Trọng Luân.

Nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, giảm thiểu tác động bất lợi đến sức khỏe của người dân và phát triển kinh tế xã hội của thành phố theo hướng phát triển bền vững, tại Chỉ thị 12/CT-UBND ngày 16/4/2021, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận/huyện và các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 1/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2740/QĐ-UBND ngày 7/11/2016 của UBND thành phố về Kế hoạch hành động quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, với mục tiêu tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí thông qua kiểm soát nguồn phát sinh khí thải và giám sát chất lượng không khí xung quanh, nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí và bảo đảm sức khỏe cộng đồng.

Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, cùng các cơ quan, địa phương liên quan thực hiện việc đánh giá tình hình chấp hành pháp luật về kiểm soát bụi, khí thải tại các cơ sở công nghiệp, hoạt động giao thông, xây dựng, đề xuất tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện trong tháng 6/2021. Đề xuất xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng không khí trên địa bàn thành phố; tiếp tục hoàn thiện các trình tự, thủ tục thực hiện Dự án Trung tâm Điều khiển tích hợp dữ liệu quan trắc môi trường và lắp đặt các trạm quan trắc môi trường tự động giai đoạn I; thường xuyên tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng không khí định kỳ trên địa bàn; cập nhật, cung cấp thông tin về chất lượng không khí trên địa bàn cho nhân dân và kịp thời cảnh báo khu vực ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng phương án, biện pháp ứng phó trong trường hợp không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn thành phố; thực hiện công tác kiểm kê nguồn khí thải, quan trắc, đánh giá về ô nhiễm bụi (PM10, PM2.5), hoàn thành và báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện trước ngày 31/12/2021. Tăng cường kiểm soát đối với các dự án, nhà máy có nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: Nhiệt điện than, thép, hóa chất và phân bón hóa học, chế biến và khai thác khoáng sản, xi măng, tái chế phế liệu, xử lý chất thải; khuyến khích các cơ sở sản xuất thay thế các loại máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường; giám sát các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định. Xử lý nghiêm các cơ sở có hoạt động gây ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố theo quy định pháp luật.

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện theo Chỉ thị. Tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố. Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện; tổng kết, đánh giá, báo cáo UBND thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện trong năm 2022. Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị, nếu có vướng mắc, yêu cầu các Sở, ban ngành, UBND các quận huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan có văn bản gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, đề xuất, báo cáo UBND thành phố xem xét, giải quyết theo quy định.

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Dự án YEAST ERA đoạt quán quân cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia năm 2024

Thuộc khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia - Techfest Việt Nam…

26/11/2024

Quận Ngô Quyền hướng dẫn, trao Quyết định giao đất tái định cư cho 57 hộ dân hoàn thiện hồ sơ theo quy định

Sáng 26/11, UBND quận Ngô Quyền tổ chức Hội nghị trao Quyết định giao đất…

26/11/2024

Hội thảo công nghệ tài chính Việt Nam – Vietnam Fintech Summit 2024 (VFS)

Thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26-11, tại khách sạn Pullman, Hiệp hội…

26/11/2024

Hội thảo “Khai thác nguồn lực từ chuyển đổi kép cho khởi nghiệp sáng tạo”

Thuộc chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26-11, tại…

26/11/2024

Phân luồng giao thông tạm thời tổ chức sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024

Sở Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông báo 780/TB-SGTVT về việc phân luồng…

26/11/2024

Hải Phòng xem xét hủy bỏ xếp hạng di tích tội ác chiến tranh

UBND TP Hải Phòng đang xem xét huỷ bỏ việc xếp hạng đối với di…

26/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More