UBND thành phố vừa giao Sở NN&PTNT chủ trì, cùng các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương tuyên truyền, phổ biến về tác hại của loài tôm càng đỏ đối với môi trường và sản xuất nông nghiệp; ngăn chặn sự phát tán của loài tôm này ra môi trường tự nhiên.
UBND thành phố yêu cầu Sở NN&PTNT thường xuyên tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp kinh doanh, tiêu thụ loài tôm càng đỏ; khi phát hiện có phát tán loài này ra môi trường phải có biện pháp khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt loài tôm càng đỏ theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm soát loài tôm càng đỏ (hay còn gọi là tôm hùm đất) được đưa vào Việt Nam để tiêu thụ làm thực phẩm tại một số địa phương trong thời gian gần đây.
Hình ảnh về loài tôm càng đỏ.
Đây là loài thủy sinh có nguồn gốc ngoại lai, ăn tạp, sống bò dưới đáy, ưa đào hang, hoạt động về đêm, có sức chống chịu và thích nghi cao. Loài tôm này vừa phá hại lúa, tiêu diệt tôm bản địa, vừa có thể là nguồn gây bệnh cho các loài sinh vật khác.
Đặc điểm của tôm càng đỏ là có hai càng màu đỏ, thân màu đất, thịt có vị ngọt dai giống tôm sú, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như hấp lá chanh, nấu lẩu… nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Loài tôm càng đỏ này không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản) và được xác định là loài ngoại lai xâm hại (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại). Việc kinh doanh, tiêu thụ loài này là vi phạm quy định pháp luật về đa dạng sinh học và thủy sản.
Nhằm bảo vệ môi trường và tránh tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm. Khi phát hiện có phát tán ra môi trường, phải có biện pháp khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt loài tôm càng đỏ theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học. Đồng thời, phải tuyên truyền phổ biến về tác hại của loài tôm càng đỏ đối với môi trường và sản xuất nông nghiệp, ngăn chặn sự phát tán của loài này ra môi trường tự nhiên.
Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More