Cụ thể, theo Quyết định số 828/QĐ-BCT vừa được Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành, Kho xăng dầu này được đặt tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng. Do đó, UBND TP.Hải Phòng chịu trách nhiệm chỉ đạo các Sở, ban, ngành kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan trong quá trình đầu tư xây dựng Dự án.
Được biết, từ ngày 16/11/2021, UBND TP. Hải Phòng đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương bổ sung Dự án này và ngày 29/3/2022, Hội đồng thẩm định cũng đã có biên bản xem xét bổ sung Dự án. Cùng với Quyết định số 1030/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 thì đây là những căn cứ quan trọng để Bộ Công Thương quyết định bổ sung Dự án này vào Quy hoạch.
Trước đây, tại Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ, đối với quy hoạch hệ thống kho dự trữ sản xuất, theo phương án cơ sở, thì dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu đến năm 2025 đạt khoảng 0,93 triệu tấn, tương ứng 16 ngày nhập ròng của cả nước.
Đến năm 2030 và đến năm 2035, dự kiến lượng dầu thô và sản phẩm xăng dầu dự trữ không thay đổi nhưng số ngày nhập ròng giảm xuống lần lượt là 12 ngày và 10 ngày.
Còn theo phương án tiềm năng, đến năm 2025, dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu đạt khoảng 1,43 triệu tấn, tương ứng 23 ngày nhập ròng; đến năm 2030 dự trữ khoảng 0,93 triệu tấn, tương ứng 22 ngày nhập ròng và đến năm 2035 cũng dự trữ khoảng 0,93 triệu tấn nhưng tương ứng với 18 ngày nhập ròng.
Để bảo đảm mức dự trữ tối thiểu và lượng dự trữ lưu thông của các DN kinh doanh xăng dầu, quy mô sức chứa kho xăng dầu thương mại cả nước tối thiểu phải đạt 4,68 triệu m³ vào năm 2025; đạt 5,57 triệu m³ vào năm 2030 và 6,63 triệu m³ vào năm 2035.
Cũng theo quy hoạch, trong giai đoạn 2021-2025, các kho đầu mối đã có được quy hoạch từ giai đoạn trước là 663.000m³; đang triển khai xây dựng 470.000m³ và quy hoạch xây dựng mới 412.500m³. Còn các kho tuyến sau đã có được quy hoạch từ giai đoạn trước là 96.000m³; đang triển khai xây dựng 18.000m³ và quy hoạch xây dựng mới 53.000m³.
Trong hệ thống kho dự trữ quốc gia, đối với kho sản phẩm xăng dầu sẽ tiếp tục duy trì hình thức thuê kho tại các kho xăng dầu đầu mối các khu vực/vùng như Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; Nam Bộ. Đối với kho dầu thô, ưu tiên bố trí xây dựng hệ thống các kho dự trữ gần hoặc liền kề với các nhà máy lọc hóa dầu để thuận lợi cho việc cung ứng trong các trường hợp khẩn cấp của các nhà máy lọc hóa dầu.
Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, nguồn cung xăng dầu vẫn được đảm bảo nhưng cũng đã có một vài thời điểm khá căng thẳng khiến Bộ Công Thương phải khẩn trương điều hành hoạt động nhập khẩu để bổ sung cho nguồn cung trong nước bị thiếu hụt.
Về dự trữ xăng dầu quốc gia, Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chia sẻ, lượng dự trữ xăng dầu quốc gia được đảm bảo từ 5-7 ngày, với lượng tiêu thụ mỗi tháng từ 1,8-1,9 triệu m³. Nhưng hiện nay, vẫn chưa có hệ thống kho dự trữ xăng dầu quốc gia riêng mà công việc này được giao cho các DN, nhất là DN đầu mối.
Cũng theo Bộ Công Thương, hiện nay, yêu cầu phải thiết kế lại mô hình quản lý dự trữ xăng dầu quốc gia đang được đặt ra, đồng thời có thể nâng cao hơn nữa mức dự trữ để đề phòng những tình huống bất trắc.
Như vậy, với việc bổ sung vào quy hoạch Dự án Kho xăng dầu quy mô 80.000m³ đặt tại Hải Phòng, nguồn dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu càng được đảm bảo, giúp tăng cường an ninh năng lượng quốc gia./.
QUỲNH ANH
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Viettel tri ân khách hàng sử dụng…
Sáng 9/1, đồng chí Đào Khánh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng…
Sáng 9-1, Đoàn Bộ Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng…
UBND thành phố vừa có Quyết định 18/QĐ-UBND chuyển 310 thôn thành 310 tổ dân…
Chiều 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Minh Cường tiếp Đoàn đại biểu…
Ngày 8.1, quận Đồ Sơn (Hải Phòng) phối hợp tổ chức lễ khởi công, động…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More