Với đặc điểm của một thành phố công nghiệp, dịch vụ, trung tâm hội nhập quốc tế; đầu mối giao thông, cửa ngõ quốc tế bằng cả đường biển, đường hàng không; có nhiều khách du lịch quốc tế, kiều bào, học sinh, sinh viên, người lao động ở các nước đang là tâm dịch đi, đến, Hải Phòng là địa phương có nguy cơ cao dịch bệnh xâm nhập, bùng phát.
Ban Cán sự đảng UBND thành phố: Tập trung cao điều hành phát triển kinh tế – xã hội thành phố linh hoạt, thích ứng yêu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới. Đánh giá, dự báo tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh đến kinh tế – xã hội để có kịch bản ứng phó phù hợp. Đặc biệt, xây dựng và triển khai ngay kịch bản dịch bệnh xâm nhập và lan rộng với các nhiệm vụ, giải pháp kịp thời, quyết liệt, hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa tác động của dịch bệnh đến kinh tế, trật tự, an toàn xã hội. Bố trí nguồn lực ngân sách bảo đảm phục vụ các nhiệm vụ phòng chống dịch theo các giai đoạn: có 200 ca nhiễm và nhiều hơn.
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, Thành ủy về công tác phòng, chống dịch, Chỉ đạo các lực lượng thực hiện nghiêm việc cách ly y tế tại các khu tập trung, tại nơi lưu trú, nơi làm việc, các khu vực dân cư có người nghi nhiễm bệnh dịch. Kiểm soát chặt chẽ người được cách ly, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực cách ly và xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành cách ly. Đồng thời, bảo đảm tốt nhất các điều kiện chăm sóc y tế, sinh hoạt, dinh dưỡng đối với người cách ly, nhất là đối với người nước ngoài. Tổ chức thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế toàn dân.
Rà soát, thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên (ngoài tỷ lệ tiết kiệm chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ); không tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ năm 2020 và Gặp mặt Kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng; tạm dừng không xem xét, quyết định chủ trương đầu tư các dự án, công trình đầu tư công mới để ưu tiên bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống dịch.
Tạm dừng các hội nghị lớn, các cuộc họp tập trung đông người chưa thực sự cần thiết; tạm dừng đi công tác nước ngoài đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian có dịch. Chỉ đạo các địa phương dừng tổ chức các chương trình, sự kiện, lễ hội tập trung đông người để hạn chế lây lan dịch bệnh.
Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương kịp thời ban hành các quy định cụ thể về quản lý dân cư, hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức lễ hội, việc cưới, việc tang, sinh hoạt cộng đồng,… để áp dụng thực hiện trong trường hợp dịch bệnh xâm nhập, bùng phát.
Sở Y tế: Khẩn trương triển khai mua sắm ngay trang thiết bị, phương tiện bảo hộ, vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch COVID-19. Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức sản xuất khẩu trang, dụng cụ bảo hộ phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
Triển khai công tác tiêu độc, khử trùng tại các khu vực cách ly, bệnh viện, trường học, nhà ga, bến tàu, chợ, các địa điểm công cộng, khu vực tập trung đông người.
Tiếp tục rà soát, thống kê, cập nhật, điều tra dịch tễ, lập danh sách để quản lý, kiểm soát chặt chẽ số người nghi nhiễm COVID-19, số người có tiếp xúc gần, số người tiếp xúc với người tiếp xúc gần người nhiễm và nghi nhiễm COVID-19.
Phối hợp với các lực lượng liên quan kiểm soát chặt chẽ, thực hiện nghiêm việc khai báo y tế đối với người vào thành phố bằng cả đường hàng không, đường bộ, đường thủy, trọng tâm là những người đến từ vùng có dịch, đã từng đi qua vùng có dịch; tổ chức sàng lọc người có nguy cơ nhiễm bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tăng cường các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật trong việc sàng lọc, xét nghiệm và điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19; chuẩn bị các điều kiện cần thiết về nhân lực, trang thiết bị, vật tư bảo đảm kịp thời ứng phó trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, lan rộng.
Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ đội Biên phòng Hải Phòng: Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, chính quyền địa phương trong việc bảo đảm an ninh trật tự tại các khu vực cách ly; kiểm soát chặt chẽ người đến từ vùng có dịch, đã từng đi qua vùng có dịch.
Chỉ huy toàn lực lượng chuẩn bị, tập huấn phương án ứng phó với dịch bệnh trong tình huống xuất hiện dịch, dịch lan rộng; bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
Phối hợp với các cơ quan liên quan kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi tung tin bịa đặt gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch bệnh.
Các cấp, ngành, địa phương, đơn vị: Bí thư các quận ủy, huyện ủy, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên về công tác phòng, chống dịch bệnh; phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị tham gia công tác phòng chống dịch bệnh; trực tiếp chủ trì chỉ đạo xây dựng các kịch bản chi tiết đối với từng cấp độ của dịch bệnh để sẵn sàng đáp ứng với tình huống khi dịch bệnh xâm nhập, lây lan tại địa phương, đơn vị mình; phát huy mạnh mẽ phương châm 4 tại chỗ (dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, dụng cụ phòng hộ tại chỗ; kinh phí tại chỗ, nhân lực tại chỗ) trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Hạn chế hội họp, tổ chức các sự kiện, lễ hội tập trung đông người; tạm dừng đi công tác nước ngoài, đến các vùng có dịch đối với cán bộ, công chức, viên chức các cấp.
Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch, luôn luôn tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thống nhất của Trung ương, thành phố, Ban Chỉ đạo thành phố. Kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong thực hiện chỉ đạo của Trung ương và thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh; phát huy vai trò, trách nhiệm của người dân trong khai báo, giám sát, phát hiện, cung cấp thông tin về dịch bệnh với cơ quan chức năng; chủ động trong tự phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng. Khuyến cáo nhân dân thành phố không đến các địa phương trong nước có dịch, không đi nước ngoài, đặc biệt là các nước đang có dịch.
Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị – xã hội các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức lễ cưới, lễ tang theo hình thức gọn nhẹ, tránh tập trung đông người, bảo đảm vệ sinh dịch tễ. Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm gương mẫu, đi đầu trong thực hiện và vận động tổ dân phố, khu dân cư và nhân dân xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước về việc thực hiện việc cưới, việc tang theo chủ trương trên.
Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo hệ thống tuyên giáo, các cơ quan truyền thông, báo chí đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng định hướng. Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội; chủ động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, các hành vi tung tin bịa đặt gây ảnh hưởng tiêu cực trong công tác phòng, chống dịch.
Lê Ngọc
Sáng 27/11, UBND quận Ngô Quyền phối hợp với Công ty TNHH MTV Quản lý…
Chiều 27/11, diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…
Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc…
Sáng 27/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Liên đoàn Lao…
Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về phương án…
Gần 300 lượt người lang thang trên đường phố được thu gom vào các cơ…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More