Print Thứ hai, 01/03/2021 13:54 Gốc

Nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm và năng lực cạnh tranh trong quá trình sản xuất, lưu thông các sản phẩm, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất… Đây là mục tiêu trong Kế hoạch hành động Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2021 do UBND thành phố vừa ban hành.

Tăng cường giám sát, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm

Thời gian qua, các hành vi vi phạm chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm (ATTP) không chỉ là các chỉ tiêu an toàn thực phẩm mà còn vi phạm nghiêm trọng về các điều kiện sản xuất kinh doanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động, bảo quản sản phẩm…

Kế hoạch hành động của UBND thành phố yêu cầu tập trung giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với các sản phẩm trồng trọt tại vùng chuyên canh rau.

Theo đó, Kế hoạch hành động của UBND thành phố yêu cầu cần tăng cường công tác giám sát chất lượng ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản. Giám sát chặt chẽ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với các sản phẩm trồng trọt tại vùng chuyên canh rau, các cơ sở sản xuất theo VietGAP, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chủ động lấy mẫu nước tiểu tại cơ sở chăn nuôi gia súc, mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm để giám sát tồn dư kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi. Giám sát dư lượng chất độc hại trong động vật thủy sản nuôi tại các vùng nuôi trồng thủy sản, chất bảo quản trong các sản phẩm thủy sản khai thác tại các cơ sở thu gom, cơ sở bảo quản thủy sản, chợ cá, tàu cá…

100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản phải được tổ chức thẩm định lại để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định. Bên cạnh đó, tái thẩm định 100% các cơ sở xếp loại C, đồng thời xử lý nghiêm trường hợp các cơ sở sau khi tái thẩm định vẫn xếp loại C.

Tiếp tục thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành nhằm kiểm soát ngăn chặn, xử lý hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có chứa tạp chất trên địa bàn thành phố, nguồn gốc sản phẩm thực phẩm và nguyên liệu phục vụ sơ chế, chế biến.

Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp

Kế hoạch hành động yêu cầu đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vật tư nông nghiệp, bảo đảm ATTP trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác thủy sản; các mối nguy gây mất ATTP và quy định của pháp luật về ATTP, quyền lợi người tiêu dùng và cách nhận dạng thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng thực phẩm, ngăn chặn việc bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu và tôm chế biến…

Tập trung hỗ trợ, xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn cho 3 nhóm ngành hàng (rau, củ quả; thịt, trứng; sản phẩm thủy sản). Xây dựng mô hình điểm cơ sở đủ điều kiện ATTP có vùng sản xuất được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn, tổ chức sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); thiết kế, in tem nhãn truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản, thủy sản cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn theo quy định…

Thùy Chi

Tài liệu đính kèm:

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng an toàn thực phẩm các sản phẩm nông sản, thủy sản
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác