Y tế

Tăng cường các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết

Thời gian gần đây, tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết đã lây lan rộng, số ca bệnh tăng nhanh. Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.542 trường hợp mắc, không tử vong. So với cùng kỳ năm 2023 (25.044/5) số mắc giảm 41,9%, không tử vong.

Tại Hải Phòng, trong 4 tháng đầu năm toàn thành phố ghi nhận 83 trường hợp mắc, số ca mắc tương đương với cùng kỳ năm ngoái (81 ca). Các ca bệnh nằm rải rác tại các quận huyện trên thành phố, trong đó Lê Chân, Hải An, Ngô Quyền là những quận nội thành có số lượng ca mắc cao hơn cả.

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes Aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn.

Bệnh sốt xuất huyết lây do muỗi vằn đốt hút máu người bệnh truyền sang người lành. Muỗi vằn là loại muỗi có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống trong nhà, đậu vào chỗ tối, góc treo quần áo. Muỗi vằn đốt hút máu vào ban ngày, mạnh nhất là vào sáng sớm và chập tối. Muỗi vằn thích đẻ trứng vào các dụng cụ chứa nước, các đồ vật có nước đọng trong và xung quanh nhà như bể nước, lọ hoa, chậu cảnh có nước.

Sốt xuất huyết thể nhẹ thường có biểu hiện sốt cao đột ngột trên 38°C, kéo dài 2-7 ngày, đau dữ dội vùng trán và đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu xuất huyết dưới da, không kèm theo ho và sổ mũi.

Sốt xuất huyết thể nặng thì các biểu hiện giống như thể nhẹ và kèm theo các dấu hiệu chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, đau bụng, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng.

Hiện nay, ở Việt Nam bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện một số biện pháp để phòng chống sốt xuất huyết như: không để muỗi vằn sản sinh ra bọ gậy bằng cách thả cá vào bể nước; dùng nắp đậy kín bể chứa nước tránh mỗi vằn đẻ; không để nước đọng trong các vật dụng và đồ thải bỏ; bỏ đầy cát vào lọ nước trồng cây phát lộc, cây vạn niên thanh để tránh bọ gậy, muỗi vằn; thả Abate (thuốc diệt bọ gây) vào nơi nước đọng; ngủ màn kể cả ban ngày; dùng rèm chống muỗi; dùng hương muỗi bình xịt, máy diệt muỗi.

Đối với việc phun hóa chất diệt muỗi tại các hộ gia đình cần lưu ý, trước phun mở thông phòng và cửa sổ; đậy kín thức ăn, vật dụng sinh hoạt hằng ngày; bảo vệ chim, cá cảnh, vật nuôi; sơ tán người ra khỏi nhà. Sau khi phun nên đóng kín các cửa khoảng 30 phút, sau đó mở cửa 5 phút rồi hãy vào nhà, rửa lại cốc chén bát đĩa, đồ sinh hoạt hàng ngày.

Khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, các trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, nằm nghỉ, hạn chế đi lại, ăn nhẹ (cháo, súp, sữa), uống nhiều nước, dung dịch Ozerol, nước trái cây. Hạ nhiệt bằng thuốc Paracetamon, chườm ấm vào trán, hố nách, vùng bẹn. Tuyệt đối không cho người bệnh uống Aspirin để hạ sốt. Nằm màn để tránh muỗi đốt làm lây truyền bệnh.

CDC

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More