Kinh tế

Sửa biểu giá bán lẻ điện còn 5 bậc, người dùng nhiều trả giá cao?

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để lấy ý kiến nhân dân.

Dự thảo mới không có nhiều thay đổi so với phương án đã được đưa ra để lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương trước đây, khi tiếp tục đề xuất biểu giá bán lẻ điện cho hộ sinh hoạt với 5 bậc thang.

Có nghĩa, cơ cấu biểu giá được rút gọn từ 6 bậc thang trước đây xuống còn 5 bậc, thu hẹp khoảng cách các bậc ở ba bậc đầu tiên và nới rộng khoảng cách ở hai bậc tiếp theo. Cụ thể, gộp hai bậc đầu thành bậc 1 với 100 kWh đầu tiên có mức giá bằng 90% giá bán lẻ điện bình quân.

Bậc hai giữ nguyên như bậc ba cũ (từ 101-200 kWh) với mức giá bằng 108% giá bán lẻ điện bình quân; bậc ba nới khoảng cách từ 201-400 kWh so với trước chỉ đến 300 kWh, có giá bằng 136% giá bán lẻ bình quân; bậc bốn được tính từ 401-700 kWh, có giá bằng 162% giá bán lẻ bình quân và bậc 5 tính từ 701 kWh trở lên với giá bằng 180% giá bán lẻ điện bình quân.

Như vậy, với phương án 5 bậc này thì giá bán lẻ điện bình quân mới ở bậc có mức thấp nhất là 1.728 đồng/kWh và bậc cao nhất là 3.456 đồng/kWh.

Người dân tiêu dùng điện nhiều từ trên 711 kWh/tháng trở lên sẽ phải trả nhiều tiền điện. Ảnh: EVN.

Trong đề án trước đây, Bộ Công Thương cho rằng việc rút gọn bậc thang với 5 biểu giá như trên đơn giản, người dân dễ hiểu.

Việc ghép các bậc với nhau để tăng khoảng cách mức tiêu thụ điện giữa các bậc, và nới rộng khoảng cách mức tiêu thụ của bậc cao hơn nhằm phản ánh đúng tình hình tiêu thụ điện, khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

Phương án này cũng giúp hạn chế được một phần tiền điện phải trả tăng cao trong những tháng đổi mùa. Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội cũng không thay đổi khi áp dụng cơ cấu biểu giá mới.

Bộ Công Thương đánh giá mức tăng giữa các bậc là hợp lý, chênh lệch giữa bậc đầu và bậc cuối là hai lần, phù hợp với xu thế chung của thế giới nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

Ví dụ như tại Nam California (Mỹ), chênh lệch giữa bậc đầu và bậc cuối là 2,2 lần, Hàn Quốc là 3 lần, Lào là 2,88 lần, Thái Lan là 1,65 lần.

Đối với các hộ có mức sử dụng điện từ 710 kWh trở xuống, chiếm 89% số hộ sẽ có tiền điện phải trả giảm đi. Tuy nhiên, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện cao từ 711 kWh/tháng trở lên (chiếm 2% hộ tiêu thụ) phải trả tăng thêm.

Ngọc An

Nguồn tin: TTO

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More