Pháp luật

Sử dụng đúng quy định Phiếu lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp là loại giấy tờ được sử dụng với mục đích chứng minh cá nhân là người có hay không có án tích. Thông thường, phiếu lý lịch tư pháp chỉ được dùng cho cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; người được tuyển dụng công chức, người đi nước ngoài, du học… Tuy nhiên, hiện nay phiếu lý lịch tư pháp đang bị nhiều tổ chức, cá nhân lạm dụng, gây tốn kém, phiền hà đối với người dân.

Thực tế nhiều người lao động khi xin việc làm tại các doanh nghiệp không quy định đòi hỏi điều kiện hoạt động cũng bị yêu cầu phải cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Không ít người đã được cấp Phiếu lý lịch tư pháp, nhưng khi chuyển công tác sang đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp khác vẫn phải cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp mới. Luật Lý lịch tư pháp 2009 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành không quy định thời hạn sử dụng, nhưng có những cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vẫn yêu cầu người lao động 6 tháng phải xin phiếu mới một lần khiến họ bức xúc, bởi mỗi lần xin cấp phiếu, người dân không chỉ mất phí 200 nghìn đồng/phiếu, còn mất thời gian đi lại, chờ đợi làm thủ tục cấp phiếu.

Trong khi đó, quy trình cấp phiếu còn qua nhiều tầng nấc, nhiều bước, chưa phân cấp triệt để, kéo dài thời gian, chi phí thực hiện… Việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu phục vụ khai thác để cấp Phiếu lý lịch tư pháp giữa cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cơ sở dữ liệu của ngành Công an chưa được triển khai đồng bộ với quá trình đưa vào vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Do đó, để khắc phục kịp thời những hạn chế nêu trên, cần có sự phân cấp triệt để cho Sở Tư pháp địa phương trong khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp để phục vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp, nhằm cắt giảm các bước phối hợp không cần thiết. Phương án này sẽ giảm được 3-4 ngày chờ đợi Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trả lời. Bên cạnh đó, kết nối cơ sở dữ liệu về lý lịch tư pháp với cơ sở dữ liệu tàng thư về án tích do Bộ Công an quản lý với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giúp cơ quan nhà nước khai thác, sử dụng phục vụ công tác quản lý nhà nước, người dân sử dụng VNeID để chủ động khai thác, xuất trình, chứng minh khi cần thiết, thay thế cho việc nộp bản giấy phiếu lý lịch tư pháp như hiện nay. Theo tính toán, thực hiện được giải pháp này sẽ giảm số lượng người xin cấp phiếu ít nhất 70%, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng/năm.

Được biết, nhằm tăng cường cải cách thủ tục hành chính, cấp Phiếu lý lịch tư pháp, tạo thuận lợi cho người dân doanh nghiệp, Chủ tịch UBND thành phố vừa ban hành Văn bản số 2305/UBND-KSTTHC, yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp, nâng cao nhận thức, hiểu biết của cơ quan, tổ chức, cá nhân về mục đích, vai trò của Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định. Tại văn bản này, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu chấn chỉnh việc lạm dụng yêu cầu nộp lý lịch tư pháp, nhất là Phiếu lý lịch tư pháp số 2 trong những trường hợp không cần thiết, bảo đảm giữ bí mật thông tin lý lịch tư pháp theo quy định; kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng yêu cầu cung cấp lý lịch tư pháp không đúng quy định của pháp luật gây khó khăn, phát sinh chi phí cho người dân./.

Minh Phương

Nguồn tin: Báo Hải Phòng

Tin khác

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về PCCC và CNCH

Ngày 10/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2024/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ…

18/05/2024

Khởi công CCN Tiên Cường II (Tiên Lãng)

Sáng 18-5, tại xã Tiên Cường (huyện Tiên Lãng) Công ty CP Đầu tư hạ…

18/05/2024

Dập tắt đám cháy cột điện bằng bình chữa cháy

Hồi 11 giờ 35 phút, ngày 17/5 đã xảy ra cháy hệ thống điện trên…

18/05/2024

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama ‘Chiến dịch Điện Biên Phủ’

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định…

18/05/2024

Toàn văn Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành…

18/05/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More