Theo thông tin Viettel nhận được, tuyến cáp quang biển APG hướng đi Hồng Kông gặp sự cố vào sáng ngày 23/5/2020. Nguyên nhân và thời gian khắc phục chưa được xác định cụ thể. Trước đó, ngày 14/5/2020, tuyến AAG bị lỗi đứt cáp, gây gián đoạn kết nối Internet quốc tế, dự kiến hoàn tất sửa chữa vào ngày 2/6/2020. Ngày 30/4/2020, một nhánh khác trên hệ thống cáp APG kết nối đi Singapore cũng bị đứt, theo kế hoạch sẽ hoạt động trở lại vào ngày 31/5 tới.
Trước 3 sự cố liên tiếp về cáp quang biển trên, để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng, Viettel đã bổ sung 650Gbps trên 2 tuyến cáp biển AAE-1, IA và các hướng đất liền. Dung lượng kết nối quốc tế của Viettel sẽ tiếp tục được tăng thêm 200Gbps nữa vào ngày mai, 26/5/2020. Song song với đó, Viettel đã tiến hành tối ưu các hướng kết nối để đảm bảo lưu lượng Internet đáp ứng nhu cầu của người dùng, bao gồm cả khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp thuê kênh truyền quốc tế của Viettel.
Viettel triển khai hàng loạt giải pháp để khắc phục nghẽn mạng do sự cố cáp quang biển.
Với các tình huống bất ngờ như sự cố cáp quang biển, các giải pháp ứng phó của Viettel thường được thực hiện tự động trên hệ thống nhờ công cụ phần mềm, tự động giám sát, tự động phát hiện, tự động khai báo, tự động điều chỉnh, san tải, định tuyến để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới dịch vụ, kể cả di động, FTTH hay leased line,… Ngoài ra, Viettel đã triển khai lắp đặt hệ thống cache của các hãng lớn như Facebook, Google,… tại các tổng trạm của Viettel để lưu trữ các nội dung thường xuyên, cơ bản ở trong nước, hạn chế kết nối ra quốc tế.
Nhờ các giải pháp kịp thời trên, tới hiện tại, chất lượng dịch vụ của khách hàng Viettel vẫn được đảm bảo. Hiện tượng chậm kết nối do nghẽn chỉ xảy ra ở một số khu vực có lưu lượng truy nhập tăng cao vào giờ cao điểm, khoảng 19h-21h.
Hiện nay, kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế phần lớn qua 2 hub chính của châu Á đặt ở Hong Kong và Singapore. Không chỉ Viettel mà tất cả các nhà mạng trong nước đều triển khai kết nối quốc tế chủ yếu dựa trên các hướng này. Ngoài ra còn có thêm Mỹ.
Lợi thế của cáp quang biển là có dung lượng lớn, được áp dụng công nghệ mới. Đây cũng là hình thức phổ biến nhất hiện nay trên thế giới để kết nối các quốc gia, các lục địa. Ở nhiều nước khác, cáp quang biển còn dùng để kết nối giữa các tỉnh, thành phố có bờ biển. Chi phí đầu tư vào cáp quang biển cũng ít hơn, vừa không phải kéo cáp vừa có độ an toàn cao hơn so với đất liền. Hơn nữa, tiêu chuẩn thiết kế của các tuyến cáp quang biển khá tốt, cáp được chôn sâu ở gần bờ và có vỏ thép bảo vệ.
Đến nay, Viettel có 4 hướng kết nối đường biển là các tuyến cáp quang AAG, IA, APG và AAE-1, trong đó dung lượng quốc tế của Viettel chủ yếu ở tuyến IA và AAE-1. Đây cũng là 2 tuyến cáp do Viettel vận hành trạm cập bờ tại Vũng Tàu.
Ngoài phương án cáp quang biển trên và cáp đất liền qua Trung Quốc, Viettel còn có thêm các hướng kết nối khác qua Lào, Campuchia và Thái Lan. Hiện Viettel đã đẩy nhanh tiến độ dự án triển khai một tuyến cáp biển mới là ADC (Asia Direct Cable) kết nối Việt Nam với gần khoảng 10 nước châu Á nhằm tăng khả năng dự phòng và mở rộng hạ tầng truyền dẫn quốc tế, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Sự cố cáp quang biển là tình huống bất khả kháng với các nguyên nhân phổ biến do đường cáp nằm dưới biển bị đứt hoặc tàu thuyền lớn qua lại hạ neo dễ làm cáp dò nguồn. Viettel cũng đang phối hợp với các đối tác tham gia đầu tư các tuyến cáp biển xem xét phương án củng cố, bảo trì, bảo dưỡng bằng cách thay loại cáp tốt hơn, chôn cáp sâu hơn,… để hoạt động ổn định, đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
Sau 10 ngày diễn tập với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, chiều 27/12,…
Từng bước xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố không ma túy và thực…
Từng bước xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố không ma túy và thực…
Sáng 27/12, tại địa chỉ số 62 Võ Thị Sáu, quận Ngô Quyền, Sở Thông…
Sáng 27/12, Thành uỷ Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của…
Sáng 27/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí Thư Thành…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More