Cụ thể, ngay từ sáng sớm các chợ truyền thống trong nội thành đã cơ bản không có rau để bán, hầu hết các quầy bán ra, kể cả sạp nhỏ lẻ ở chợ cóc, chợ tạm cũng nghỉ vì không có nguồn cung, khiến giá rau có lá tăng khoảng 50% chỉ trong một buổi sáng, các loại củ quả dạng rau cũng tăng khoảng 25%.
Tại các siêu thị, nơi có chế độ bảo quản tốt hơn nhưng nguồn tích trữ cũng hạn chế, nhiều thương lái đã đến mua vét để đem ra ngoài bán kiếm lời.
Theo các tiểu thương, đây là nguyên nhân cộng hưởng, bởi ngay từ đợt rét kéo theo mưa phùn đầu tuần qua đã khiến các loại rau tăng trưởng chậm, những diện tích rau có lá tại các vùng trồng bị thối gốc, nhiều loại quả dạng rau ra hoa cũng bị thối không thể thụ phấn, cá biệt như cà chua không thể chín.
Tiếp đó, đợt rét tăng cường và mưa với lượng lớn hơn liên tục trong những ngày cuối tuần đã khiến các vùng trồng bị tổn thất nặng, có nơi thiệt hại hoàn toàn. Trong đó thời tiết khắc nghiệt cũng tác động trực tiếp đến việc vận chuyển, lưu thông, bán lẻ các loại rau, vốn là nhóm thực phẩm không dễ bảo quản.
Cũng theo các tiểu thương chuyên về kinh doanh rau, tình trạng khan hiếm rau xanh và giá cao có thể còn kéo dài một thời gian nữa, bởi việc tái tạo không thể đáp ứng trong một sớm một chiều. Khi nguồn rau nhập từ nơi khác về chủ yếu là các loại củ quả, có thể bảo quản tốt hơn trong quá trình lưu thông, việc thiếu hụt rau có lá là điều khó tránh.
LMT
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…
UBND thành phố vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-UBND yêu cầu Sở Giáo dục và…
Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…
Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…
Sáng 23/11, tại Cung Văn hóa thể thao thanh niên thành phố, Thành đoàn -…
Chiều 22/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More