Y tế

Số ca tử vong do mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt quá 300.000 người

Số liệu của trang thống kê Worldometer chuyên cập nhật tình hình COVID-19 trên toàn thế giới cũng cho thấy số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 là 4,52 triệu người, số ca được chữa khỏi là 1.702.152 người.

Reuters đưa tin, theo số liệu thống kê của hãng AFP, tính đến ngày 14/5, số ca tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn thế giới đã vượt quá 300.000 người, trong khi đó số trường hợp nhiễm virus đã vượt quá 4,5 triệu người (4,52 triệu bệnh nhân).

Trang thống kê Worldometer chuyên cập nhật tình hình COVID-19 trên toàn thế giới cho thấy số ca được chữa khỏi bệnh hiện là 1.702.152 người.

Mỹ hiện vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch COVID-19, với số ca nhiễm và tử vong lần lượt là hơn 1,45 triệu người và 86.900 người.

Hai quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao thứ hai và thứ bà thế giới lần lượt là Tây Ban Nha và Nga.

Nhân viên y tế chuyển thi thể bệnh nhân mắc COVID-19 tới nhà tang lễ ở Brooklyn, New York, Mỹ ngày 30/4/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Theo số liệu mới nhất tính đến ngày 14/5 của Trường Đại học John Hopskins, Mỹ đã ghi nhận thêm 1.754 ca tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 85.813 người.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đã ghi nhận thêm 4 ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 ở trong nước

Ngày 15/5, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết đã nhận được các báo cáo về 4 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới trong ngày 14/5 trên toàn Trung Quốc đại lục.

Theo bản tin hàng ngày của cơ quan trên, 4 ca bệnh mới đều là những trường hợp lây nhiễm ở trong nước và tất cả đều ở tỉnh Cát Lâm.

Ngoài ra, còn có 1 ca nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 khác thuộc diện đối tượng nhập cảnh từ nước ngoài ở thành phố Thượng Hải.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cũng không ghi nhận thêm bất cứ ca tử vong nào vì COVID-19 trong ngày 14/5.

Tại Algeria, Ủy ban giám sát khoa học về diễn biến của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của nước này thông báo, tính đến chiều 14/5 (theo giờ địa phương), cơ quan chức năng nước này đã ghi nhận thêm 186 ca mắc COVID-19 và 7 người tử vong, đưa tổng số ca bệnh ở quốc gia Bắc Phi này lên 6.442 trường hợp, trong đó có 529 người tử vong.

Theo người phát ngôn của ủy ban trên – ông Djamel Fourar, Algeria cùng ngày đã ghi nhận thêm 100 bệnh nhân COVID-19 bình phục sức khỏe, nâng tổng số ca bệnh được chữa khỏi ở quốc gia Bắc Phi lên 3.158 người.

Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đã lây lan đến toàn bộ 48 tỉnh, thành phố của Algeria. Các địa phương có tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất gồm Blida, Algiers, Oran, Sétif, Constantine, Tipaza.

Phần lớn bệnh nhân COVID-19 ở Algeria nằm trong độ tuổi từ 25 đến 60 (chiếm 57%) và 67% ca tử vong nằm trong độ tuổi từ 65 trở lên.

Trong một diễn biến dịch bệnh liên quan, Bộ Y tế Nam Sudan ngày 14/5 đã xác nhận trường hợp đầu tiên tử vong do virus SARS-CoV-2 ở nước này.

Đây là trường hợp một quan chức chính phủ, 51 tuổi, đã tử vong do suy hô hấp khi đang được điều trị ở bệnh viện Quân đội Juba.

Tính đến thời điểm hiện tại, Nam Sudan đã ghi nhận tổng cộng 231 ca virus SARS-CoV-2 kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên vào ngày 5/4.

Số trường hợp nhiễm mới ở quốc gia châu Phi này đã tăng mạnh trong thời gian gần đây, từ 35 ca hồi 2 tuần trước.

Xu hướng gia tăng đột biến các trường hợp nhiễm bệnh xảy ra trong bối cảnh Chính phủ Nam Sudan tuần trước đã tuyên bố nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, rút ngắn giờ giới nghiêm vào buổi tối, đồng thời cho phép các khu chợ, cửa hàng, quán bar và nhà hàng mở cửa trở lại.

Bên cạnh đó, các cơ quan nhân đạo quốc tế đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh lan rộng do tình trạng quá đông người hiện tập trung trong các trại tị nạn ở Nam Sudan.

Ông Claudio Miglietta – trưởng phái đoàn của tổ chức từ thiện Bác sỹ không biên giới (MSF) tại Nam Sudan nhấn mạnh, xu hướng tăng mạnh số lượng bệnh nhân COVID-19 là điều đáng lo ngại.

Vấn đề càng trở nên khó giải quyết bởi dịch bệnh đã bắt đầu xuất hiện trong các trại tị nạn lớn nhất cả nước. Điều kiện sống khó khăn, sự thiếu thốn các điều kiện vệ sinh tối thiểu, cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản đã khiến công tác ngăn chặn dịch bệnh ở Nam Sudan gặp nhiều trở ngại./.

(Vietnam+)

Nguồn tin: VietnamPlus

Tin khác

Giá vàng có thể tăng hơn nữa trong năm 2025

Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và…

12/01/2025

Dự kiến bộ máy Chính phủ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, không còn cấp tổng cục

Sau khi sắp xếp bộ máy bên trong các bộ ngành sẽ giảm 13/13 tổng…

11/01/2025

Bổ sung phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Bộ trưởng Nội vụ vừa có báo cáo bổ sung, trong đó thành lập Bộ…

11/01/2025

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng: Khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới và ứng dụng công nghệ y tế

Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…

10/01/2025

Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…

10/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More