Y tế

Số ca mắc sốt xuất huyết ở Hải Phòng có xu hướng giảm

Trong tuần qua, số ca mắc Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) ở Hải Phòng có xu hướng giảm dần tại các địa bàn quận, huyện và không ghi nhận ca tử vong nào.

Theo báo cáo của CDC Hải Phòng, số người mắc sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tích luỹ từ đầu năm 2024 đến nay tại Hải Phòng là 2.811 trường hợp. So với số ca mắc tuần trước (812) thì tuần này, số ca mắc mới có chiều hướng giảm, chỉ còn 794 ca (giảm 2,2%) toàn thành phố.

Cũng theo CDC Hải Phòng, tính đến thời điểm này, Hải Phòng đã ghi nhận 471 ổ dịch, trong đó 252 ổ dịch đang hoạt động (có 61 ổ dịch ghi nhận bệnh nhân thứ phát), còn lại đã dừng hoạt động, hiện không ghi nhận trường hợp tử vong. Các quận, huyện có số ổ dịch đang hoạt động cao là: Hải An, Lê Chân, Vĩnh Bảo, Hồng Bàng, An Dương.

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hải Phòng đang có xu hướng giảm dần.

Tại địa bàn quận Hải An, số ca mắc sốt xuất huyết cũng đang có xu hướng giảm dần với số bệnh nhân vào trung tâm y tế điều trị mỗi ngày từ 40 ca xuống 10-12 ca/ngày. Trước đó, khoảng 2 tuần, TTYT Hải An tiếp nhận điều trị hàng trăm ca.

Theo đánh giá của ông Hoàng Văn Nhật, Giám đốc Trung Tâm Y tế quận Hải An, số ca mắc SXH giảm bởi công tác vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy thực hiện tốt, chủ động phun khử khuẩn, xử lý ổ dịch cấp tập, diện rộng. Cùng với đó, tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh chia theo nhóm, tổ dân phố đến từng người dân chi tiết, hiệu quả.

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, từ đầu năm 2024 đến ngày 8/7, tổng số bệnh nhân vào viện điều trị về sốt xuất huyết là 1.626 ca, trong đó, thời điểm số ca vào viện điều trị SXH cao nhất là 287 bệnh nhân; điều trị tập trung chủ yếu ở 2 khoa chuyên sâu Khoa Bệnh nhiệt đới (cơ sở 1) và Khoa Bệnh nhiệt đới cơ sở An Đồng. Tuy nhiên, Bệnh viện đã chỉ đạo và thực hiện tất các các khoa, phòng sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân SXHD và tổ chức tập huấn chuyên môn cho nhân viên bệnh viện.

Cho đến sáng nay (9/7), số ca đang điều trị tại viện chỉ còn 245 bệnh nhân, dự báo số ca mắc sẽ giảm dần.

Theo đánh giá của Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Việt Tiệp, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết; vaccine phòng bệnh đang tiếp tục được đánh giá, chưa được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường loại bỏ ổ chứa nước đọng. Bản thân người dân khi có triệu chứng bất thường cần tới ngay các cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và tư vấn, điều trị không bỏ sót chẩn đoán bệnh.

Theo báo cáo của CDC Hải Phòng, con số mắc mới có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Do đó, khuyến cáo người dân không được chủ quan với dịch bệnh này.

Tính đến thời điểm này, lực lượng dịch tễ đã tổ chức phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại 34 xã/phường với 2 điểm tổ chức phun cho 72 hộ gia đình; tại 12/15 quận, huyện với 45 xã/phường, 144 thôn/xóm/tổ và tiếp tục tiến hành theo dõi chặt chẽ tình hình SXHD trên địa bàn thành phố để chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh và đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm kế hoạch, chỉ đạo của ngành về việc phòng, chống SXH…

Minh Lý, Tiến Sinh

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More