Y tế

Số ca COVID-19 tăng mạnh, người dân cần đặc biệt chú ý

Số ca mắc COVID-19 trong 7 ngày qua tăng gấp 4 lần so với tuần trước đó, nhiều nhất là ở Hà Nội. Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần chủ động hơn trong công tác phòng chống dịch.

Số ca COVID-19 tuần qua tăng nhanh

Ngày 11.4, Bộ Y tế cho biết cả nước có 183 ca mắc COVID-19, tăng 70 ca so với ngày trước đó. Đây là ngày có số mắc cao nhất từ đầu năm đến nay. Đây cũng là mốc ca mắc COVID-19 tăng cao ở nước ta, sau rất nhiều ngày kể từ đầu năm 2023, số mắc chỉ ở con số vài ca/ngày hoặc cao là hơn 50 ca/ngày.

Số ca COVID-19 chủ yếu tập trung tại miền Bắc, cao nhất là thành phố Hà Nội. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Hà Nội) cũng nhận định trong tuần qua, số ca COVID-19 tăng so với tuần trước.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, số ca mắc COVID-19 nặng gần đây có xu hướng gia tăng, song chưa ghi nhận triệu chứng mới. Cụ thể, bệnh viện đang điều trị 74 bệnh nhân nặng, trong đó có 5 ca thở máy, 10 ca thở oxy kính.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, tiếp nhận hàng chục bệnh nhân mắc COVID-19, đa số các bệnh nhân phải thở oxy. Nếu trong tháng 3.2023 bệnh viện ghi nhận 25 bệnh nhân thì 10 ngày đầu tháng 4 đã tăng gấp 3 lần tức là 75 bệnh nhân.

Bệnh nhân điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Chuyên gia khuyến cáo

Nhận định số ca COVID-19 tăng nhanh, các chuyên gia cho rằng, do miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa, điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, trong đó có SARS-CoV-2.

Bên cạnh đó, do tâm lý chủ quan trong phòng bệnh, không sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng, khử khuẩn thường xuyên của nhiều người dân. Ngoài ra, tỉ lệ tiêm tại một số nơi còn thấp cũng khiến ca COVID-19 mắc, ca nhập viện có dấu hiệu gia tăng.

Về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, COVID-19 sẽ không biến mất như SARS vào năm 2003. Hiện nay, nước ta đã mở cửa du lịch, phát triển giao thương kinh tế, đo dó tình hình dịch bệnh không thể tách biệt với tình hình dịch COVID-19 của thế giới. Chỉ trong vòng 24 giờ, dịch bệnh ở đất nước xa xôi nhất có thể xâm nhập vào nước ta.

Do đó, người dân cần chủ động các vấn đề dự phòng, đeo khẩu trang ở nơi nguy cơ cao, rửa tay khử khuẩn thường xuyên, không tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ…

Những người có triệu chứng nghi ngờ cũng cần chủ động phòng bệnh cho người khác. Bên cạnh đó, cần chú ý bảo vệ nhóm nguy cơ như người già, người bệnh nền, tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế“, PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Trang Hà

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng: Khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới và ứng dụng công nghệ y tế

Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…

10/01/2025

Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…

10/01/2025

Hải Phòng sẵn sàng cho Chợ Tết công đoàn quy mô lớn năm 2025

Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị…

10/01/2025

Hải Phòng thông tin hội thi Vật dân tộc thời Mạc lần thứ 4

Chiều 10.1, Ban Tổ chức hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc lần…

10/01/2025

Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu tiếp xã giao Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Sáng 10/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

10/01/2025

Tiếp nhận “Kiến nghị phản ánh về an ninh trật tự” trên ứng dụng VNeID

Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an), hướng…

10/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More