Pháp luật

Siết chặt quản lý kho hàng của những người bán hàng online

Theo cơ quan chức năng, có tình trạng người livestream bán hàng ở một nơi nhưng kho hàng ở một nẻo-ở vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên. Điều này gây khó khăn trong việc kiểm soát hàng hóa của những người bán hàng online. Trong năm 2024, lực lượng chức năng sẽ tăng cường kiểm soát để giảm thiểu tình trạng bán hàng giả, hàng nhái trên môi trường mạng.

Hàng nghìn sản phẩm vi phạm được “chốt đơn” trong phiên livestream

Trong một phiên livestream kéo dài 12 tiếng với 647.000 lượt xem vào cuối năm 2023, tài khoản M.S.C đã chốt đơn được 4.100 sản phẩm. Tham dự phiên livestream trên tài khoản này còn có sự xuất hiện của một số Tiktoker sở hữu hàng trăm nghìn lượt theo dõi để cùng tham gia giới thiệu, bán sản phẩm.

Thế nhưng, chỉ 2 ngày sau đó, Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Cục Thương mại điện tử và kinh tế số và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phát hiện ra các sản phẩm không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, sản phẩm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ tại kho hàng của tài khoản M.S.C.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra kho hàng của tài khoản M.S.C. Ảnh: Cục QLTT Hà Nội.

Tại thời điểm kiểm tra, trên 50 nhân viên có mặt ở các tầng đang thực hiện đóng gói, dán đơn lên các sản phẩm vừa được chốt đơn trong phiên livestream trước đó. Hàng hoá tại đây đa phần là sản phẩm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng gia dụng, tiêu dùng, trên vỏ hộp thể hiện xuất xứ từ Hàn Quốc, Mỹ, Canada… Một lượng lớn hàng hóa vừa được vận chuyển về kho, còn nguyên đai nguyên kiện thì bị lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra.

Làm việc với lực lượng chức năng, quản lý kho hàng chưa xuất trình được các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Trước đó, vào đầu tháng 12.2023, từ thông tin thu thập nghiệp vụ về website P.X.D, nghi vấn có dấu hiệu vi phạm, Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường đã nhanh chóng truy vết các địa chỉ bán hàng trên trang thương mại điện tử này.

Một cuộc tổng kiểm tra với 10 điểm kinh doanh diện rộng trên địa bàn 4 tỉnh thành phố Bến Tre, Cần Thơ, Tiền Giang, TPHCM được triển khai và kéo dài trong 3 ngày. Kết quả, lực lượng chức năng tạm giữ trên 200 xe điện, xe máy các loại có dấu hiệu vi phạm để có cơ sở xử lý theo quy định pháp luật.

Đây là hai trong số những vụ việc nổi bật về việc kiểm tra kho hàng kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử mà lực lượng quản lý thị trường phối hợp thực hiện kể từ khi Đề án 319 về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trên thương mại điện tử được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra kho hàng của tài khoản M.S.C. Ảnh: Cục QLTT Hà Nội.

Chống hàng giả trên môi trường mạng là nhiệm vụ trọng tâm

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh, trong năm 2023, lực lượng quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra hơn 71.000 vụ buôn lậu, hàng giả. Trong số này, hơn 1.000 vụ vi phạm trên môi trường mạng.

Trong thị trường nội địa, tình trạng vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc… vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện.

Đáng chú ý, trong năm 2023, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không bày bán tràn lan như trước đây mà hàng hóa vi phạm sau khi qua biên giới được các đối tượng tập kết tại các kho hàng đặt tại nơi hẻo lánh, ít người qua lại, hoặc tại nhà riêng, sau đó các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh.

Tình trạng vi phạm trong hoạt động thương mại, nhất là trên môi trường thương mại điện tử còn gia tăng và nhiều khó khăn thách thức.

Về phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2024, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, bên cạnh việc phòng, chống gian lận thương mại, phòng, chống hàng giả, lực lượng quản lý thị trường đặt trọng tâm trong công tác phòng, chống hàng giả trên môi trường online.

Ông Trần Hữu Linh cho rằng, hiện nay, hàng triệu người bán hàng trên mạng không định danh được, không biết được người bán nằm ở đâu. Đề án 06 của Bộ Công an về cơ sở dữ liệu dân cư là nền tảng rất tốt để yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử, người bán hàng trên mạng bắt buộc kê khai thông tin, định danh người bán hàng.

Từ đó mới thực hiện được nghĩa vụ thuế, hoặc khi có thanh tra kiểm tra vi phạm thì mới xác định được“, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho hay.

Ông Trần Hữu Linh đề nghị lực lượng công an phối hợp chặt chẽ với lực lượng quản lý thị trường để triển khai có hiệu quả công tác chống hàng giả trên môi trường mạng. Thêm vào đó, các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường bám sát cơ sở, kho hàng bến bãi ở địa phương, bởi tất cả những khu vực này đều có khả năng là kho hàng của người bán hàng trên mạng.

Khánh An

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Mức hỗ trợ di dời khẩn cấp với hộ dân chung cư cũ Hải Phòng

HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…

22/12/2024

Triển lãm “Vang mãi khúc quân hành” diễn ra đến hết ngày 27/12/2024

Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…

22/12/2024

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Hải Phòng: Bất động sản Thủy Nguyên đếm ngược ngày “thăng hoa”

Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More