Gần đây Việt Nam đã và đang đẩy mạnh tiến trình phát triển hướng tới các thành phố thông minh (Smart City) nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Cụ thể là nhờ vào những lợi ích khi một đô thị trở thành thành phố thông minh mang lại như loại bỏ được khí thải nhà kính; Có các giải pháp phòng chống tội phạm, dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp; có các giải pháp giao thông và vận chuyển thông minh giúp tiết kiệm thời gian; Triển khai các giải pháp y tế thông minh giúp nâng cao tuổi thọ; Tạo ra nhiều việc làm; Có các giải pháp lựa chọn nhà ở và tiết kiệm năng lượng giúp tiết kiệm chi phí, kết nối và tạo ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư nhằm phát triển kinh tế diện rộng.
Ông David Jackson – Tổng giám đốc Colliers International tại Việt Nam – đánh giá: “Thành phố thông minh” không chỉ là một khái niệm thông dụng, đó còn là một tư duy, một định hướng cho một quốc gia, thành phố và cộng đồng để hướng tới cuộc sống thông minh hơn. Đó là cách để nâng cao chất lượng cuộc sống qua giải pháp công nghệ dữ liệu, sử dụng năng lượng hiệu quả, cải thiện cơ hội chăm sóc sức khỏe và giáo dục cùng với sự kết hợp hiệu quả giữa công việc và cuộc sống.
Tuy nhiên tùy vào tình hình thực tế, mỗi quốc gia nên lựa chọn cho một kế hoạch triển khai mang tầm chiến lược để có thể tăng tốc và cải thiện được xã hội, cộng đồng, kinh tế trong giai đoạn sắp tới. Dưới đây là 6 lĩnh vực hành động chiến lược chính xây dựng thành phố thông minh tại Việt Nam được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện.
Thứ nhất – Chính phủ thông minh (Smart Government)
“Chính phủ thông minh” được nhận định sẽ giúp Việt Nam cải thiện và bứt phá trong việc gia tăng kết nối và tương tác giữa chính phủ và tất cả các bên liên quan – công dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác của xã hội dân sự, bên cạnh đó là sự đồng bộ và nhất quán giữa các khu vực, tỉnh thành về mặt pháp lý và chính sách.
“Chính phủ thông minh” sẽ phần nào tăng tính hiệu quả, hiệu lực, thể hiện được sự minh bạch tin cậy, kết nối và giải quyết nhanh chóng, đặc biệt trong giai đoạn chúng ta đang nhận được nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng như là điểm đến uy tín của rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Thực hiện theo mô hình “thành phố như một dịch vụ” có thể giúp tăng hiệu quả và hiệu lực cũng như sự minh bạch và tin cậy.
Thứ hai – Kinh tế thông minh (Smart Economy)
“Nền kinh tế thông minh” mô tả tất cả các hành động nhằm chuyển đổi và củng cố nền kinh tế của một đô thị, kết nối và tạo điều kiện cho mạng lưới các công ty khởi nghiệp – các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp, nguồn nhân tài – nhận sự trình độ cao, từ đó phát triển nền kinh tế theo cách sáng tạo và bền vững để tăng khả năng cạnh tranh, nắm bắt cơ hội và cung cấp các điều kiện hỗ trợ việc tạo ra và tăng trưởng của các doanh nghiệp.
Thứ ba – Môi trường thông minh (Smart Enviroment)
“Môi trường thông minh” mô tả cách chính quyền thành phố quản lý môi trường tự nhiên và xây dựng để cải thiện khả năng sống cho người dân và du khách theo tiêu chí “Xanh – sạch – phát triển ổn định và bền vững”.
Giảm thiểu sản xuất chất thải, giám sát và quản lý ô nhiễm, giảm phát thải, quản lý nước, đạt được hiệu quả năng lượng và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng địa phương là một số mục tiêu quan trọng của các sáng kiến “môi trường thông minh“.
Thứ tư – Sống thông minh (Smart Living)
“Cuộc sống Thông minh” nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và du khách tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống và tối ưu hóa việc quản lý môi trường để tối đa hóa lợi ích cho chính quyền thành phố và các bên liên quan.
Cuộc sống Thông minh tập trung vào việc cải thiện sự hòa nhập xã hội và kỹ thuật số trong việc sử dụng và tối ưu hóa các dịch vụ điện tử, kết nối và các nền tảng xã hội từ đó giúp cải thiện việc chăm sóc sức khỏe và chăm sóc người cao tuổi, xây dựng các khu dân cư và đô thị thông minh với tiêu chí an toàn, tiện ích, trải nghiệm – kết nối và ổn định.
Thứ năm – Khả năng di chuyển thông minh (Smart Mobility)
Đối với quốc gia như Việt Nam với dân số khá đông, và cơ sở hạ tầng và các phương tiện giao thông công cộng chưa thật sự đạt được hiệu quả cao, tình trạng ùn tắc giao thông ở các trung tâm thành phố lớn vẫn chưa được khắc phục triệt để thì “Di chuyển thông minh” chính là phần chúng ta cần phải ưu tiên hoàn thiện càng sớm càng tốt. Việc tăng hiệu quả và chất lượng dịch vụ của giao thông đô thị để nâng cao việc sử dụng và áp dụng các giải pháp di chuyển mới cũng như tăng cường khả năng di chuyển của người dân thông qua quản lý di chuyển hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng có mục tiêu.
Đạt được mức độ di chuyển rẻ hơn, nhanh hơn và thân thiện với môi trường cũng như giao thông đa phương thức tích hợp là một thách thức quan trọng đối với các thành phố và cộng đồng.
Thứ sáu – Con người thông minh (Smart People)
Đây chính là yếu tố quan trọng bậc nhất trong 6 lĩnh vực thông mình đòi hỏi sự đầu tư thấu đáo, có định hướng và tầm nhìn, mang tính đồng bộ và thực hiện trong thời gian dài để đạt được kết quả tốt nhất tạo ra sự cân bằng giữa xã hội và kỹ thuật số thông qua giáo dục là điều kiện tiên quyết quan trọng để cung cấp hiệu quả hơn thông tin và dịch vụ dựa trên công nghệ mới.
“Con người thông minh” là về các hình thức giáo dục thông minh nhằm tạo điều kiện lựa chọn nghề nghiệp, cơ hội thị trường lao động, đào tạo nghề cũng như học tập suốt đời cho mọi nhóm tuổi và nhân khẩu học. Phát triển nhân tài cũng là một khía cạnh quan trọng từ quan điểm phát triển kinh tế như một yếu tố vị trí ngày càng quan trọng.
Mai Ca
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More