Kinh tế

Sau 7 lần tăng liên tiếp, giá xăng có thể giảm nhẹ trong kỳ điều hành 1/7/2022

Ngày 1/7, Liên Bộ Công thương-Tài chính sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày/lần, dự báo giá xăng có thể giảm nhẹ trong kỳ điều hành này.

Ngày 1/7, Liên Bộ Công thương-Tài chính sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Dữ liệu từ Bộ Công thương cho biết giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 28/6 có xu hướng giảm nhẹ so với kỳ trước.

Cụ thể, xăng RON 92 là 148,57 USD/thùng, RON 95 ở mức 155,79 USD/thùng, trong khi bình quân giá xăng kỳ điều hành trước là 149,59 USD/thùng xăng RON 92 và 156,21 USD/thùng xăng RON 95.

Với sự biến động nói trên, nếu không tác động đến quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 150-300 đồng/lít, trong khi giá dầu giảm khoảng 200-260 đồng/lít. Tuy nhiên nếu Liên Bộ Công thương-Tài chính tăng trích lập hoặc giảm chi quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá mặt hàng này sẽ giảm ít hơn.

Nếu đúng như dự báo, giá xăng trong nước sẽ có lần giảm đầu tiên sau 7 lần tăng liên tiếp. Tính từ đầu năm 2022, giá xăng trong nước đã có 16 kỳ điều chỉnh, trong đó có 13 lần tăng và chỉ 3 lần giảm.

Sau 7 kỳ điều chỉnh tăng liên tiếp, dự báo giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày 1/7.

Trong kỳ điều chỉnh gần đây nhất hôm 21/6, giá xăng E5RON92 tăng thêm 185 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 498 đồng/lít; dầu diesel 0.05S tăng 999 đồng/lít; dầu hỏa tăng 946 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S tăng 378 đồng/kg.

Giá xăng ở thời điểm hiện tại như sau: Xăng E5RON92, 31.302 đồng/lít; Xăng RON95 32.873 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S 30.019 đồng/lít; Dầu hỏa 28.785 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S là 20.735 đồng/kg

Tại họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022 hôm 29/6, Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng 6/2022 tăng 0,69% (khu vực thành thị tăng 0,7%; khu vực nông thôn tăng 0,67%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 2 nhóm hàng giảm giá.

Trong đó, nguyên nhân chủ yếu kéo CPI tháng 6 tăng là giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao theo giá nhiên liệu thế giới; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển.

6 tháng đầu năm, giá xăng dầu được điều chỉnh 16 đợt, đưa bình quân 6 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,87%.

So với cùng kỳ năm trước, nhóm giao thông tháng 6/2022 tăng cao nhất với 21,41% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 2,07 điểm phần trăm. Trong đó, giá xăng dầu tăng 61,62% do giá xăng A95 tăng 11.960 đồng/lít; xăng E5 tăng 11.540 đồng/lít và dầu diezen tăng 13.900 đồng/lít.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,22% chủ yếu do chi phí vận chuyển tăng và nguồn cung thuốc lá giảm.

Thế Hải

Nguồn tin: Báo Đầu tư

Tin khác

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

Thiệt hại 1,5ha rừng do cháy rừng tại núi Mã Chàng, xã Lưu Kiếm (huyện Thủy Nguyên)

Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…

20/12/2024

Tổng kết và trao giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” năm 2024

Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…

20/12/2024

Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ sẽ thông xe đường Đỗ Mười kéo dài

Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…

20/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More