Kinh tế

Sản xuất nông nghiệp Hải Phòng vượt ngưỡng 15 nghìn tỷ đồng

Năm 2022, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất nông nghiệp của Hải Phòng vẫn đạt được những kết quả ngoài mong đợi, tạo khí thế tích cực cho năm tiếp theo.

Theo Sở NN-PTNT Hải Phòng, giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản của TP Cảng trong năm 2022 đạt hơn 15,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,12% so với năm 2021, vượt chỉ tiêu được giao.

Trong đó, giá trị sản xuất thủy sản liên tục tăng cao nhất với 2,51%, bình quân, năng suất lúa đạt 64,33 tạ/ha, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cơ bản được khống chế.

Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp có nhiều kết quả nổi bật. Ảnh: Đinh Mười.

Bên cạnh đó, các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã dần khắc phục tình trạng bỏ ruộng không canh tác, công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo (IUU) bước đầu đã có chuyển biến rõ rệt.

Chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đã phát huy được hiệu quả, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao năng suất, đổi mới quy trình, công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

Chương trình xây dựng nông thôn mới làm thay đổi diện mạo các làng quê. Ảnh: Đinh Mười.

Với chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa, làm thay đổi diện mạo các làng quê, thực sự đã trở thành phong trào rộng khắp, đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí tại 8 xã thí điểm từ năm 2020 và 14 xã triển khai năm 2021, đang tiếp tục triển khai thực hiện thi công các công trình tại 35 xã triển khai từ năm 2022.

Với chương trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, Sở NN-PTNT Hải Phòng đã ban hành những văn bản cụ thể, chi tiết để thực hiện hiệu quả. Đã phối hợp hướng dẫn 50 tổ chức, cá nhân tham gia chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, đồng thời phân bổ kinh phí đợt 1 cho 24 cơ sở trên 1 tỷ đồng và 107.380 tem truy xuất nguồn gốc.

Nghị quyết số 19 năm 2019 của Hội đồng nhân dân thành phố có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo tiền đề hình thành phát triển vùng sản xuất tập trung quy mô lớn.

Qua đó, đã phát triển khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xúc tiến thương mại; phát triển sản xuất nông sản chủ lực an toàn; xây dựng thương hiệu, nhãn mác sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc.

Sản phẩm OCOP na Liên Khê. Ảnh: Đinh Mười.

Đáng nói, năm 2022, đã triển khai xây dựng 7 mô hình đạt chứng nhận VietGAP gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm và truy xuất nguồn gốc trên địa bàn.

Chuỗi văn phòng trưng bày, giới thiệu và liên kết tiêu thụ nông sản an toàn, sản phẩm OCOP thành phố và Văn phòng tại Trung tâm Khuyến nông đã triển khai liên kết, giới thiệu trên 350 sản phẩm, trong đó có trên 90 sản phẩm OCOP Hải Phòng của 35 chủ thể, 80 sản phẩm đặc trưng, an toàn.

Dù vậy còn một số hạn chế, dịch bệnh xảy ra trên đàn vật nuôi, thủy sản nuôi còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, đặc biệt từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có chuyển biến song chưa mạnh, chưa thực sự có nhiều điểm sáng để nhân rộng ra đại trà còn việc ứng dụng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa vào sản xuất vẫn còn hạn chế.

Lĩnh vực thủy sản tiếp tục gặt hái thành công. Ảnh: Đinh Mười.

Chưa hình thành nhiều chuỗi liên kết sản phẩm ổn định, bền vững giữa người sản xuất và người tiêu thụ cũng sản xuất chưa thực sự gắn với chế biến và thị trường. Kết quả thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng khai thác phát huy tiềm năng nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm đặc trưng còn nhiều khó khăn, thiếu tính bền vững.

Năm 2023, toàn ngành nông nghiệp tại Hải Phòng sẽ tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là: Tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững, sản xuất hàng hóa gắn kết tiêu thụ sản phẩm.

Mặt khác, sẽ tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số tại các vùng sản xuất, triển khai tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng bền vững góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho dân cư nông thôn.

Mục tiêu năm 2023, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản toàn thành phố Hải Phòng đạt 15.864,4 tỷ đồng, tăng 1,02% so với năm 2022. Trong đó, nông nghiệp đạt 10.199,8 tỷ đồng, lâm nghiệp đạt 28,13 tỷ đồng, thuỷ sản đạt 5.636,5 tỷ đồng.

Toàn TP Hải Phòng có 35 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu từ năm 2022 và xây dựng tiếp 35 xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn đạt 100%. Thực hiện đánh giá, phân hạng cho 70 sản phẩm theo chương trình OCOP.

Đinh Mười

Tin khác

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

Thiệt hại 1,5ha rừng do cháy rừng tại núi Mã Chàng, xã Lưu Kiếm (huyện Thủy Nguyên)

Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…

20/12/2024

Tổng kết và trao giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” năm 2024

Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…

20/12/2024

Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ sẽ thông xe đường Đỗ Mười kéo dài

Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…

20/12/2024

Viettel sẵn sàng tạo lập cầu nối để 5G thực sự trở thành động lực góp phần thay đổi cuộc sống

Ngày 17/12, tại thành phố Hồ Chí Minh, hơn 1000 đối tác, doanh nghiệp, khách…

19/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More