Tại điểm cầu Hải Phòng, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng dự và chủ trì. Cùng tham dự Hội nghị, có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Minh Cường; lãnh đạo các Sở, ngành chức năng; lãnh đạo các Hội, Hiệp hội và Doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực Công Thương trên địa bàn thành phố.
Năm 2021 với những nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành, cùng sự phối hợp tích cực hiệu quả của các địa phương và đặc biệt là sự nỗ lực, chủ động, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, ngành Công Thương cả nước đã vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo dấu ấn nổi bật.
Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế năm 2021, sản xuất công nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% cao hơn so với cùng kỳ năm trước; 48 địa phương có chỉ số IIP tăng, trong đó các tỉnh tăng cao nhất là: Ninh Thuận, Đắk Lắk, Gia Lai, Hải Phòng, Bình Phước….
Trong năm 2021, mặc dù liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp trong nước với thị trường và chuỗi giá trị toàn cầu bị gián đoạn một thời gian do ảnh hưởng bởi đại dịch, nhưng tỷ trọng hàng chế biến chế tạo trong tổng giá trị xuất khẩu vẫn duy trì mức đóng góp trên 85%, chủ yếu là các mặt hàng công nghệ cao có mức tăng trưởng tốt như: điện thoại và linh kiện tăng 12,4%, điện tử, máy tính và linh kiện tăng 14,4%, máy móc thiết bị tăng 41% so với cùng kỳ năm 2020…Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới vào Việt Nam đến ngày 20/12/2021 đạt 15,25 tỷ USD, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng số vốn đầu tư đạt 7,25 tỷ USD, chiếm 47,6% tổng vốn đăng ký cấp mới, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng công nghiệp của Việt Nam những năm tiếp theo. Xuất nhập khẩu vượt kỷ lục đạt gần 670 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế….
Đặc biệt, trong đợt dịch Covid lần thứ 4 bùng phát với tốc độ lây lan chưa từng có tại nhiều địa phương trong cả nước, gây ra nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và chuỗi sản xuất công nghiệp… Trước bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã kịp thời đánh giá đúng tình hình, sớm thành lập “Ban Chỉ đạo tiền phương” tổ chức lực lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và các “Tổ công tác đặc biệt” để kịp thời hỗ trợ, duy trì sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá và ghi nhận, với sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, ngành công thương đã từng bước vượt qua thách thức và đã đạt được những kết quả quan trọng. Phó Thủ tướng cho rằng, Bộ Công Thương là Bộ đa ngành, quản lý nhiều lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, từ khâu sản xuất, lưu thông đến phân phối, bao gồm cả xuất nhập khẩu. Nhiều chuỗi sản xuất bị đứt gãy, nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống bị đóng cửa; nhiều loại hình giao thông, cửa khẩu tạm dừng hoạt động,…Tuy nhiên, các ngành, lĩnh vực sản xuất công nghiệp vẫn đạt được những kết quả quan trọng, một số ngành có kết quả nổi bật. Đặc biệt, ngay sau khi có Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh thì sản xuất công nghiệp đã nhanh chóng phục hồi, tăng trưởng cao (đạt 6,5%) trong quý IV/2021, đặc biệt là tháng 12/2021 đã tăng trưởng 8,7%, giúp cho kết quả cả năm tăng trưởng 4,82%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2020.
Thống nhất với các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp đã nêu trong Báo cáo của Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm. Trước hết, cần tập trung lãnh đạo chỉ đạo công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch ngành quốc gia bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng; tập trung cao cho Quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050; tập trung tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp năng lượng, chế biến chế tạo, hóa chất, phân bón, sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, da giày, chế biến gỗ, nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường và hàng hóa xuất khẩu, nhất là các thị trường tiềm năng, thị trường truyền thống…
Năm 2022, để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước tăng từ 6-6,5% ngành Công Thương đặt ra mục tiêu phấn đấu: chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 7-8%; tổng kim ngạch xuất khẩu từ 6-8%; cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ttieeu dùng tăng khoảng 7-8% so với cùng kỳ…
Toàn ngành tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển KTXH theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
Minh Hảo
Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…
Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị…
Chiều 10.1, Ban Tổ chức hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc lần…
Sáng 10/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an), hướng…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More