Bởi lẽ, trong 2 năm đại dịch hoành hành, du lịch Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung là ngành bị tổn thương nhiều nhất.Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, năm 2020, lượng khách quốc tế chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với năm 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34%; tổng thu từ du lịch đạt 312.200 tỷ đồng, giảm 59%. 10 tháng năm 2021, khách du lịch quốc tế không có, 2 tháng còn lại có khách quốc tế nhưng số lượng không đáng kể; khách du lịch nội địa tiếp tục giảm 42,5% so với năm 2020, đạt 32,25 triệu lượt người; tổng thu từ khách du lịch ước giảm 45,42%. 90-95% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành dừng hoạt động.38.000 cơ sở lưu trú du lịch của cả nước với 780.000 phòng, công suất chỉ đạt 5%. Nhân lực ngành du lịch phần lớn bị mất việc làm, số ít còn lại làm việc cầm chừng. Ước tính thiệt hại từ du lịch năm 2021 tại tỉnh Quảng Nam hơn 15.000 tỷ đồng; Đà Nẵng khoảng 27.300 tỷ đồng, Thừa Thiên-Huế hơn 8.000 tỷ đồng, Quảng Ninh hơn 2.000 tỷ đồng và Hải Phòng cũng lên tới hàng nghìn tỷ đồng…
Những con số đó thôi thúc phải hành động quyết liệt vì sự phát triển của du lịch Hải Phòng và cả nước. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, nếu không nhanh, du lịch Việt Nam có thể mất 7-10 năm để khôi phục. Theo đó, Phó Thủ tướng nêu 2 vấn đề cần làm để phục hồi và phát triển du lịch. Đó là tăng cường du lịch cộng đồng và khẩn trương số hóa các nguồn tài nguyên về du lịch, đặc biệt là tài nguyên về văn hóa. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đề nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội năm 2022-2023, trong đó coi du lịch là lĩnh vực trọng tâm ưu tiên với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nắm bắt tốt các cơ hội nhằm thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp nêu trên sớm phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng cho ngành du lịch. Các tỉnh, thành phố; các hãng bay; các doanh nghiệp du lịch; các khách sạn; nhà nghỉ; các khu vui chơi, giải trí trên cả nước đã và đang hành động rất quyết liệt để đón được làn sóng khách du lịch tăng rất nhanh trong thời gian tới.
Mở cửa du lịch vào thời điểm này là hoàn toàn hợp lý. Tỷ lệ bao phủ vaccine của Hải Phòng và cả nước đều ở mức cao; tinh thần ứng phó linh hoạt, an toàn, phòng chống dịch bệnh hiệu quả đã thực sự lan tỏa trong toàn dân. Vấn đề còn lại là phải sẵn sàng mọi điều kiện để không bị lỡ thời cơ, để du khách khi trở lại có được những cảm nhận rõ nhất về du lịch Hải Phòng và cả nước, để tất cả đều cảm thấy hài lòng. Năm 2021, thu hút khách du lịch của Hải Phòng đạt 3,6 triệu lượt người, chỉ bằng 44% kế hoạch năm. Trong khi đó, du lịch là 1 trong 3 trụ cột kinh tế chủ yếu của thành phố. Thế nên, sẵn sàng các điều kiện để đón khách du lịch là một trong những công việc hàng đầu, trọng tâm của thành phố. Ngành Du lịch, các ngành liên quan, các doanh nghiệp, các địa phương hãy công bố các chương trình, có các hoạt động cụ thể để tăng cường quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch, thu hút khách du lịch tới Hải Phòng. Cùng với đó, hãy kích cầu bằng các chính sách và gói kích thích cụ thể để du lịch Hải Phòng nhanh chóng phục hồi và phát triển./.
Hồng Thanh
Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu (gọi tắt là Cảng Hoàng Diệu) thông báo…
HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…
Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More