Tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại, ông Đinh Tiến Dũng, Phó cục trưởng Cục thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thông tin sơ bộ về Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Theo ông Dũng, Nghị định được xây dựng nhằm đáp ứng 6 yêu cầu. Đầu tiên là thể chế hóa quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền bảo vệ bí mật cá nhân, quyền con người, quyền công dân, an ninh mạng.
Đặc biệt, cụ thể hóa một số nội dung trong Luật An ninh mạng về phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước…
Tiếp theo là thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Giúp hài hòa với thông lệ, quy định quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Ngoài ra, giúp phát triển kinh tế xã hội, tạo nền tảng pháp lý cho hoạt động kinh doanh có liên quan tới dữ liệu cá nhân. Giải quyết tình trạng dữ liệu cá nhân đang bị mua bán, lộ, mất tràn lan, nhiều hành vi vi phạm pháp luật thiếu quy định xử lý.
Cuối cùng là nâng cao nhận thức, ý thức về xử lý dữ liệu cá nhân hiện nay, khi có tình trạng chấp nhận đánh đổi quyền riêng tư, dữ liệu cá nhân lấy sự tiện ích về công nghệ mà không thấy rõ hậu quả, tác hại có thể xảy ra.
“Một số người dân đưa toàn bộ dữ liệu của CCCD lên mạng chỉ để lấy một voucher của một nhà hàng hay đơn vị nào đó. Hành động này là đang cho không dữ liệu cá nhân.
Như vậy, việc ban hành Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, mà trước hết là của Bên xử lý dữ liệu đối với việc xử lý dữ liệu cá nhân.
Đồng thời, việc triển khai thi hành Nghị định là tiền đề quan trọng để triển khai, nghiên cứu xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân“, ông Dũng cho hay.
Phó cục trưởng Cục thông tin đối ngoại cũng cho biết, bảo vệ dữ liệu cá nhân là vấn đề được các tổ chức và nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và đi trước nước ta trong thời gian khá dài, có nhiều kinh nghiệm pháp lý và thực tiễn triển khai thi hành để tiếp thu.
Do hệ thống pháp luật, trình độ nhận thức, kinh tế, xã hội khác nhau nên việc tiếp thu cần bảo đảm yếu tố hài hòa, trên cơ sở phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã nghiên cứu, tham khảo và thấy Nghị định 13/2023/NĐ-CP phù hợp với nguyên tắc chung của các công ước, khuyến nghị và trong đó có Nguyên tắc bảo mật của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), bao gồm Công ước của Hội đồng châu Âu về bảo vệ cá nhân liên quan đến tự động xử lý thông tin và dữ liệu cá nhân (sau đây là Công ước 108), Hướng dẫn của Liên hợp quốc về các tệp thông tin và dữ liệu cá nhân được vi tính hóa, Khung bảo mật hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Các tiêu chuẩn quốc tế về quyền riêng tư và bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân (Nghị quyết Madrid), Luật của Tổ chức các quốc gia Hoa Kỳ (OAS) về bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân năm 2014, và gần đây là Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU (GDPR).
“Cũng thông tin thêm rằng, hiện nay thế giới đã có hơn 80 quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhiều văn bản có quy định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Điều này đặt ra yêu cầu đối với Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân là bảo đảm hài hòa với thông lệ quốc tế nhưng cũng phải tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thượng tôn pháp luật tại Việt Nam“, ông Dũng thông tin.
Khánh An
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…
UBND thành phố vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-UBND yêu cầu Sở Giáo dục và…
Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…
Tổng cục Hải quan mới có Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cục Điều tra…
Tối 23-11, chung kết Nam vương Thế giới - Mr World 2024 diễn ra tại…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More