Giáo dục

Răn đe học sinh bằng đòn roi: Cách giáo dục cũ cần loại bỏ

Sau khi các sự việc giáo viên sử dụng đòn roi để răn đe học sinh liên tục vỡ lở, dư luận nổ ra nhiều tranh cãi liệu “thương cho roi cho vọt” có còn đúng ở thời hiện tại?

Gần đây nhất là vụ việc cô giáo lớp 2/11 Trường tiểu học Phan Chu Trinh (TP. Hồ Chí Minh) có hành vi tát, đánh vào đầu các em nhỏ mới chỉ 7 tuổi trong 3 ngày 27, 28 và 29.9 được đăng lên khiến dư luận bức xúc. Sự việc chỉ “lộ sáng” khi một phụ huynh lén cài đặt camera trong lớp.

Trước đó, tháng 5.2019, mạng xã hội một đoạn clip tại lớp học 2A7, trường Tiểu học Quán Toan (TP. Hải Phòng) ghi lại cảnh hai giáo viên liên tục có hành vi đánh học sinh trong lớp học khiến người xem không khỏi xót xa.

Cũng trong thời gian đó, dư luận lại xôn xao trước thông tin và hình ảnh một cô giáo dạy toán Trường THCS Tô Hiệu (huyện Thường Tín, Hà Nội) bắt học sinh lớp 9 quỳ trước lớp trong giờ học.

Vụ việc học sinh phải quỳ trong lớp học xảy ra ở Thường Tín, Hà Nội.

Sau liên tiếp các vụ việc bạo hành học sinh xảy ra, nhiều phụ huynh tỏ ra bất bình với cách dạy trẻ con của một bộ phận thầy cô giáo. Chị Nguyễn Trâm (Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng: “Trong giáo dục thì có nhiều cách kỷ luật nhưng đừng nên đánh các em, dù là đánh thế nào đi nữa”.

Thừa nhận rằng cha mẹ nào cũng xót con khi thấy bị cô giáo phạt, nhưng chị Nguyễn Thị Nhuần (Hoàng Mai, Hà Nội) lại có quan điểm khác. Sự bảo vệ thái quả của phụ huynh có thể làm hại con, khiến con trẻ nghĩ rằng lúc nào cũng có “thần hộ mệnh” bảo vệ. Từ đó các cháu sẽ chẳng sợ ai và làm bất cứ điều gì mình thích.

Trao đổi với Lao Động, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội – cho biết, không phủ nhận được những áp lực mà giáo viên đang đối mặt, tuy nhiên nhiệm vụ của nhà giáo là phải dùng chức năng sư phạm. Những phương pháp dạy học tích cực để hướng học sinh đến cái đúng, răn dạy để phát triển chứ không được tụt lùi. Dù có chuyện gì, giáo viên không được nóng giận mà có hành vi bạo lực với học sinh, nhất là các em còn nhỏ.

“Dùng đòn roi để dạy học sinh là cách làm rất cổ xưa, vừa không đúng với đạo đức nhà giáo, vừa vi phạm luật pháp. Đánh rồi biện minh là để học sinh ngoan, học tốt lên… là phương pháp không còn phù hợp với giáo dục hiện nay, cần phải loại bỏ” – ông Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.

Ngoài ra, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cũng cho rằng, trẻ em càng nhỏ tuổi thì hành vi, cư xử của giáo viên càng phải cẩn trọng. Trong khi cả xã hội đang lên án bạo lực học đường mà giáo viên lại vi phạm mà nhất là đối với trẻ em cấp một thì thật sự nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, cách giáo dục bằng đòn roi đã không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại.

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Microsoft Tô Thị Diễm Quyên cũng phản đối cách giáo dục bằng bạo lực và cho rằng việc đánh đập học sinh là cách làm phản giáo dục. Theo bà, dạy học bằng cách áp đặt hoặc có những hành động gây tổn thương sợ hãi là phương pháp không bền vững. Cách dạy này không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ.

Đưa ra giải pháp để hạn chế bạo lực, bà Tô Thị Diễm Quyên cho biết, thầy cô cần tăng cường tiếng nói chung học sinh. Thay vì đánh mắng, giáo viên nên sử dụng những phương pháp tạo động lực cho trẻ. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo, giáo viên cũng cần được cung cấp họ phương tiện, kỹ năng sư phạm cần thiết để phục vụ việc dạy học.

Ngọc Lan Theo Báo Lao động

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

621.000 lượt khách đổ về Hải Phòng dịp lễ, đông nhất là Cát Bà

Trong dịp lễ 30.4-1.5, lượng khách đến Hải Phòng tăng cao, công suất phòng tại…

03/05/2024

Đề xuất mẫu “Sổ hồng” mới

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về Giấy…

03/05/2024

Vaccine AstraZeneca COVID-19 có nguy cơ gây đông máu: Bộ Y tế nói người dân không nên lo lắng

Trước thông tin vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng…

03/05/2024

Giám sát thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp tại KCN VSIP Hải Phòng

Sáng 3/5, Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND thành phố do đồng chí Phạm…

03/05/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More