84 xã NTM nâng cao, 48 xã NTM kiểu mẫu
Năm 2023, để đạt được mục tiêu phấn đấu hoàn thành công nhận thêm 42 xã NTM nâng cao, 35 NTM mới kiểu mẫu, công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và ưu tiên nguồn lực cho chương trình được UBND TP chú trọng tăng cường. Trong năm, UBND TP đã bàn hành gần 80 văn bản, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, ngành, địa phương thực hiện; tổ chức khoảng 20 cuộc họp, kiểm tra tình hình triển khai, tiến độ xây dựng NTM tại các địa phương.
Đáng chú ý, thành phố đã quan tâm ưu tiên phân bổ gần 3.206 tỷ đồng vốn đầu tư công cho các địa phương để thực hiện xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Trong đó, bố trí bổ sung trên 98,1 tỷ đồng cho 14 xã đã triển khai từ năm 2021; bố trí tiếp gần 1.358 tỷ đồng cho 35 xã đã triển khai từ năm 2022; bố trí 1.750 tỷ đồng/xã cho 35 xã triển khai từ năm 2023. Đồng thời phân bổ trên 23,56 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp cho các sở, ban, ngành, địa phương triển khai chương trình.
Nhờ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, chương trình đã nhận được sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân, phát huy được tối đa vai trò chủ thể của Nhân dân trong tiến trình xây dựng NTM nên đã gặt hái được những thành quả quan trọng.
Hết năm 2023, đối với 35 xã thực hiện xây dựng NTM kiểm mẫu từ năm 2022 đã triển khai thi công 546 công trình thi công (đạt 100%); trong đó có 543/546 công trình hoàn thành, đạt 99%. Đối với 35 xã thực hiện từ năm 2023, có 35/35 xã triển khi thi công công trình, tiến độ thi công trung bình ước đạt 26%.
Khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ
Mặc dù tính đến thời điểm này, Hải Phòng đã có 84 xã NTM nâng cao, 48 xã NTM kiểu mẫu; 7 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện NTM giai đoạn 2021-2025 nhưng tiến trình xây dựng NTM nói chung, NTM kiểu mẫu nói riêng của thành phố còn vấp phải nhiều khó khăn, bấp cập, tồn tại nhất định. Tiến độ xây dựng công trình NTM kiểu mẫu tại các địa phương còn chậm, chưa hoàn thành tiến độ đề ra.
Việc xây dựng, hoàn thành các tiêu chí theo Bộ tiêu chí NTM cấp xã, để xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của các địa phương còn chậm. Đã vậy, một số tuyến đường NTM kiểu mẫu sau khi hoàn thành chưa đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu tiêu chí đặt ra; tiến độ thanh quyết toán dự án hoàn thành để bàn giao các công trình đưa vào sử dụng chậm giải quyết. Thêm vào đó là công tác cấp đổi, cấp lại Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân sau khi hiến, tặng đất để địa phương đầu tư các công trình NTM kiểu mẫu 2020-2023 chậm được giải quyết…
Nhiệm vụ giải pháp trọng tâm
Năm 2024, Hải Phòng phấn đấu có thêm 50 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 35 xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu theo Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 18/7/2023 của HĐND TP; 4 huyện (gồm Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy) cơ bản hoàn thành tiêu chí Huyện NTM nâng cao, huyện Bạch Long Vĩ thực hiện cơ bản hoàn thành tiêu chí Huyện NTM theo Bộ tiêu chí đặc thù, lập hồ sơ gửi Bộ NN&PTNT thẩm định, xét công nhận cho 5 huyện.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia & Phát triển bền vững thành phố đã xác định rõ 6 nhóm phương hướng, nhiệm vụ giải pháp trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương quyết liệt tập trung thực hiện hiệu quả.
Theo đó, song song với việc tăng cường phân cấp, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng NTM, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động, đặc biệt là tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức tặng cho đất để xây dựng các công trình NTM; Hải Phòng sẽ chú trọng phát triển hạ tầng KT-XH, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn – đô thị; áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới về xây dựng để giảm chi phí, nâng cao chất lượng, độ bền, mỹ quan các công trình xây dựng.
Đồng thời, thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong xây dựng NTM, NTM thông minh; phát triển kinh tế nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát triển các sản phẩm đặc sản, có lợi thế của địa phương theo Chương trình OCOP; bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh – sạch – đẹp – an toàn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn; giữ gìn ANCT, TTATXH trên địa bàn nông thôn.
Mặt khác, thành phố sẽ chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế số trong nông nghiệp; khuyến khích các thành phần kinh tế xã hội (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân…) tham gia vào quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp. Tăng cường thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực xây dựng NTM.
Trong đó, chú trọng ưu tiên bố trí đủ nguồn ngân sách thành phố để bố trí cho các địa phương đầu tư, xây dựng NTM theo kế hoạch hàng năm và giai đoạn; lồng ghép hiệu quả nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các chương trình, dự án, các cơ chế, chính sách khác trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2021-2025 và huy động hiệu quả nguồn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, vận động người dân tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng NTM theo nguyên tắc tự nguyện cho từng dự án, nội dung cụ thể…
Bình Huệ
Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More