Đô thị

Quy hoạch chi tiết các ga đường sắt: Động lực để xã hội hóa nguồn vốn đầu tư

Ngày 19/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1769/QĐ-TTg Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó Bộ GTVT có nhiệm vụ tổ chức lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đường sắt giai đoạn đến 2030.

Trong đó có Quy hoạch kĩ thuật, chuyên ngành các ga đô thị, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế; Quy hoạch tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam; Quy hoạch tuyến và ga đường sắt các khu đầu mối TP. Hà Nội, TP.HCM; Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; Quy hoạch tuyến đường sắt TP.HCM-Cần Thơ; Quy hoạch các ga đường sắt quốc gia hiện có trong đô thị, ga đầu mối đường sắt quốc gia, ga liên vận quốc tế. Mục đích chính của việc lập quy hoạch này nhằm quản lý quỹ đất dành cho xây dựng hệ thống nhà ga đường sắt theo quy hoạch, có kế hoạch sử dụng đất và kêu gọi xã hội hóa đầu tư.

Ga Hải Phòng năm sâu trong nội đô tạo ra bất cập nhất định cho tổ chức giao thông đường bộ, đặc biệt vào giờ cao điểm, khi tàu khách về ga.

Đến nay, công tác lập quy hoạch chi tiết các ga đường sắt quốc gia hiện có trong đô thị, ga đầu mối đường sắt quốc gia, ga liên vận quốc tế đã được hoàn thành. Trong giai đoạn này hạ tầng đường sắt có thêm các tuyến mới như tuyến vành đai phía Đông Hà Nội; tuyến Thủ Thiêm-Long Thành; tuyến tránh khu nội đô thành phố Hải Phòng, nối dài đường sắt xuống Khu công nghiệp Nam Đình Vũ hiện nay…

Việc lập quy hoạch các tuyến nhằm xây dựng các khu đầu mối, thực tế là quy hoạch ga, điều chỉnh các tuyến thuộc khu vực này. Ví dụ: Tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện nay đoạn từ Thường Tín về ga Hà Nội sẽ phải quy hoạch lại, vì theo quy hoạch mới đoạn này chuyển thành đường sắt đô thị; Ga Ngọc Hồi sẽ là ga đầu mối, đường sắt quốc gia Bắc-Nam chỉ dừng tại đây.

Tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng cần có ga đầu mối mới cho vận tải hàng hóa khu vực thành phố Hải Phòng, trước khi phóng tuyến kéo dài xuống khu vực bán đảo Đình Vũ và Khu công nghiệp Nam Đình Vũ. Đồng thời giữ nguyên Ga Hải Phòng hiện nay, mở rộng Ga Thượng Lý để phục vụ vận tải hành khách,

Đối với các tuyến đường sắt hiện có, không lập quy hoạch kĩ thuật, mà chỉ lập quy hoạch ga. Việc lập quy hoạch ga không chỉ để phục vụ khai thác vận tải đường sắt mà còn để xã hội hóa đầu tư.

Trong quy hoạch ga xác định rõ, phần nào phục vụ chạy tàu, phần nào có thể kêu gọi đầu tư khai thác, kinh doanh. Nhất là tại các ga đô thị, ga có quỹ đất lớn như Nha Trang, Huế, ga liên vận quốc tế có thể đầu tư khai thác kho bãi như ga Đồng Đăng…

Được biết, ngay trong đầu quý 2/2023, ngành Đường sắt đang chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt, các địa phương để tiếp tục giới thiệu, công bố quy hoạch tuyến đường sắt, trong đó tập trung vào các địa phương có nhu cầu, khả năng kết nối với mạng đường sắt hiện có, trung tâm logistics cảng biển lớn như khu vực Hải Phòng./.

Đoàn Lanh

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

EVN lỗ thêm 13.000 tỉ đồng nửa đầu năm 2024

Đề cập bức tranh tài chính 6 tháng đầu năm nay, lãnh đạo EVN tiết…

16/07/2024

Ngày hội hiến máu tình nguyện LG Display Việt Nam Hải Phòng năm 2024

Trong 2 ngày 11 và12/7, tại tòa nhà Phúc lợi khu KTX, Công ty TNHH…

16/07/2024

Xử phạt Nhà sách Tiến Thọ Hải Phòng do không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành

Thực hiện Kế hoạch kiểm tra năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông đã…

16/07/2024

Nhà ở xã hội gần 5.000 căn ở Hải Phòng có giá bán từ hơn nửa tỉ đồng

Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Tổng kho 3 Lạc Viên Hải…

16/07/2024

Đoàn đại biểu lãnh đạo thành phố dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024) và khai…

16/07/2024

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam thăm, tặng quà người có công trên địa bàn quận Hải An

Nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 16/7,…

16/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More