Trên thực tế rất nhiều người lao động không để ý và chấp nhận mức lương thử việc là 80% mức lương chính thức của công việc đó. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 26, Bộ Luật lao động 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:
“Điều 26. Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”
Theo quy định này, từ khi Bộ luật Lao động chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 thì mức lương thử việc tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động thử việc là 85% mức lương chính thức của công việc đó.
Như vậy, lương thử việc tối thiểu không phải là 80% mà là 85% mức lương của công việc đó. Trường hợp người sử dụng lao động trả dưới mức lương thử việc được quy định này người lao động hoàn toàn có cơ sở đề xuất mức lương thử việc cao hơn.
Mức lương thử việc không giới hạn mức tối đa nhưng giới hạn mức tối thiểu. Nếu trả lương thử việc thấp hơn mức quy định người sử dụng lao động có thể bị phạt.
Theo Khoản 2, Điều 10, Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thử việc đối với cá nhân cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 6, Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt với cùng lỗi vi phạm về thử việc (quy định tại Điều 10, Nghị định 12/2022/NĐ-CP nêu trên) đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, nếu trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó, người sử dụng lao động có thể bị phạt lên tới 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt lên tới 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Trong trường hợp người sử dụng lao động trả lương thử việc cho người lao động dưới mức 85% mức lương của công việc đó sẽ phải trả đủ khoản lương thử việc đã vi phạm (trả thiếu) cho người lao động theo quy định về biện pháp khắc phục hậu quả tại Khoản 3, Điều 10, Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể:
Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Ví dụ: Mức lương của công việc đó là 10.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên công ty chỉ trả cho người lao động mức lương thử việc là 80% so với mức lương thực tế trong vòng 2 tháng.
Như vậy, mức lương thử việc còn thiếu (tối thiểu) 1 tháng là: 85% – 80% = 5%. Quy thành tiền là: 5% x 10.000.000 = 500.000 đồng/tháng.
Do thử việc trong 2 tháng nên khoản lương công ty phải trả thêm cho người lao động là: 2 x 500.000 = 1. 000.000 đồng
Lương thử việc do người sử dụng lao động và người lao động tự do thỏa thuận dựa trên nền tảng các quy định của pháp luật. Khi giao kết hợp đồng thử việc người lao động lưu ý có thể đàm phán để mức lương thử việc cao hơn mức tối thiểu là 85%. Người lao động không nên thỏa thuận nếu lương thử việc quá thấp để không bị thiệt thòi.
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…
Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…
Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More