Phổ biến Pháp luật

Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Nhằm tăng cường sự chủ động, phối hợp, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; UBND thành phố vừa có Quyết định số 46/2019/QĐ-UBND ngày 13/12/2019 ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Tại Quy chế này, UBND thành phố yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn thành phố.

Theo đó, các sở, ban, ngành, địa phương có trách nhiệm thường xuyên phối hợp với cơ quan đầu mối trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn thành phố; phân công lãnh đạo, cử cán bộ đầu mối phối hợp, cung cấp đường dây nóng; chủ động thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị,

Các cơ quan chủ trì, phối hợp và cơ quan đầu mối thường xuyên, kịp thời trao đổi thông tin, đề xuất về các nội dung cần phối hợp để kịp thời thống nhất, triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ và hiệu quả.

Khi cần sự phối hợp của cơ quan, đơn vị liên quan, tùy theo tính chất, quy mô của từng vụ việc; cơ quan chủ trì ban hành văn bản, trao đổi trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện thông tin liên lạc để đề nghị phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đối với từng chuyên đề, vụ việc kiểm tra cụ thể cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị, cơ quan chủ trì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm bảo đảm tính pháp lý và trình tự, thủ tục đối với các vụ việc kiểm tra; chịu trách nhiệm về kinh phí, phương tiện trong quá trình tổ chức kiểm tra; kết quả thực hiện kiểm tra gửi về cơ quan đầu mối để tổng hợp, theo dõi.

Định kỳ trước ngày 15/12 hàng năm, các cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp có báo cáo bằng văn bản gửi về cơ quan đầu mối để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố và Bộ Công Thương.

Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có phát sinh vướng mắc, các sở, ban, ngành của thành phố và UBND các quận, huyện kịp thời phán ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, trình UBND thành phố xem xét, quyết định.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.

Tải về Quyết định số 46/2019/QĐ-UBND ngày 13/12/2019.

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More