Quảng Ninh đứng đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Dẫn đầu bảng xếp hạng của Báo cáo thường niên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2018) vừa được công bố hồi cuối tháng 3 là Quảng Ninh với 70,36 điểm trên thang điểm 100. Kế đến là Đồng Tháp (70,19 điểm), Long An (68,09 điểm), Bến Tre (67,67 điểm).

Các tỉnh, thành phố tiếp theo trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu bao gồm Đà Nẵng, Bình Dương, Quảng Nam, Vĩnh Long, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Các địa phương nằm trong nhóm xếp hạng cao còn có Cần Thơ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Thái Nguyên, Nghệ An và Bình Định… 

Chỉ số PCI do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hợp tác xây dựng từ năm 2005 để đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Báo cáo PCI 2018 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ hơn 12.000 doanh nghiệp, trong đó có gần 11.000 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố và trên 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại 20 địa phương tại Việt Nam. 

Điều tra PCI năm 2018 cho thấy một số lĩnh vực của môi trường kinh doanh có thay đổi tích cực hơn so với năm 2017. Chi phí không chính thức tiếp tục được cắt giảm, môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng bình đẳng hơn và cải cách hành chính đang chuyển biến rõ nét. 

Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng chính quyền cần nâng cao tính minh bạch của môi trường kinh doanh, tăng chất lượng đào tạo lao động, cải thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và tạo thuận lợi hơn nữa trong việc thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh đặc biệt là nhóm thủ tục về đất đai, thuế, bảo hiểm xã hội, quản lý thị trường, giao thông và xây dựng…

Về mức độ lạc quan của các doanh nghiệp trước triển vọng kinh doanh thời gian tới, PCI năm 2018 cho thấy, 49% doanh nghiệp dân doanh và 56% doanh nghiệp FDI tuyên bố mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới. 

Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy sự gia tăng tỷ lệ doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và siêu nhỏ. Đặc biệt, báo cáo PCI năm nay dành một chương riêng đánh giá khả năng hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. 

Kết quả cho thấy, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế. Một trong những yếu tố đang cản trở tiến trình này chính là sự thiếu vắng cơ chế hiệu quả để đảm bảo thực thi hợp đồng. Đây là lĩnh vực Việt Nam cần có những cải cách đột phá.

H.Chi

Nguồn: Báo CAND

Nguồn tin: Báo CAND

Tin khác

EVN lỗ thêm 13.000 tỉ đồng nửa đầu năm 2024

Đề cập bức tranh tài chính 6 tháng đầu năm nay, lãnh đạo EVN tiết…

16/07/2024

Ngày hội hiến máu tình nguyện LG Display Việt Nam Hải Phòng năm 2024

Trong 2 ngày 11 và12/7, tại tòa nhà Phúc lợi khu KTX, Công ty TNHH…

16/07/2024

Xử phạt Nhà sách Tiến Thọ Hải Phòng do không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành

Thực hiện Kế hoạch kiểm tra năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông đã…

16/07/2024

Nhà ở xã hội gần 5.000 căn ở Hải Phòng có giá bán từ hơn nửa tỉ đồng

Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Tổng kho 3 Lạc Viên Hải…

16/07/2024

Đoàn đại biểu lãnh đạo thành phố dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024) và khai…

16/07/2024

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam thăm, tặng quà người có công trên địa bàn quận Hải An

Nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 16/7,…

16/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More