Quan trắc, giám sát môi trường làng nghề bị bỏ ngỏ

Việc giám sát, quan trắc phát thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề gần như bỏ ngỏ. Hằng năm, thành phố bố trí kinh phí quan trắc môi trường định kỳ. Tuy nhiên mới quan trắc dòng sông, bụi, tiếng ồn tại một số điểm dân cư. Việc quan trắc định kỳ, thường xuyên đối với làng nghề chưa được thực hiện.

Điều 13 Thông tư 31/2016/TT-BTNMTvề bảo vệ môi trường làng nghề quy định định kỳ 2 năm/lần, UBND  cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại các làng nghề trên địa bàn theo mức độ ô nhiễm môi trường; công bố trên phương tiện thông tin, truyền thông tại địa phương. Đến nay, Thông tư 31/2016/TT-BTNMTvề bảo vệ môi trường làng nghề có hiệu lực thi hành gần 2 năm. Song triển khai quy định này còn nhiều hạn chế.

Để phân loại, cần có sự khảo sát, đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Nhưng nhiều năm qua, các số liệu thống kê về mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề gần như không có. Việc điều tra, giám sát chất lượng môi trường làng nghề rời rạc, manh mún. Từ năm 2015, Sở Tài nguyên-Môi trường (TNMT) có báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề.


Công tác bảo vệ môi trường ở các làng nghề chưa bảo đảm yêu cầu.

Trong ảnh: Làng nghề Mỹ Đồng (huyện Thủy Nguyên). Ảnh: Duy Lê

Đáng chú ý, báo cáo này của Sở TNMT chưa có con số cụ thể về mức độ ô nhiễm và nguồn ô nhiễm. Các đánh giá mang tính ước lượng, cảm quan. Làng nghề làm bún thôn Do Nha (huyện An Dương), báo cáo chỉ nêu nước thải ở đây có thành phần chất gây ô nhiễm như TSS, BOD5,… song mức độ, thành phần ô nhiễm này ở ngưỡng bao nhiêu, có vượt ngưỡng cho phép hay không, vượt tiêu chuẩn cho phép bao nhiêu %, lại không có con số cụ thể. Tương tự, làng nghề sửa chữa tàu, thuyền vỏ gỗ ở xã Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên), cũng chỉ có đánh giá chung chung về mức độ ô nhiễm như “làng nghề phát sinh chất thải nguy hại gồm dầu mỡ thải, nước la-canh lẫn dầu, a-mi-ăng, cặn, gỉ sơn, dung môi sơn gây ô nhiễm không khí; nước thải có lẫn kim loại nặng, chất rắn lơ lửng”.

Từ đó đến nay, trên địa bàn thành phố chưa có báo cáo phản ánh toàn diện, đầy đủ, chính xác về mức độ ô nhiễm của từng làng nghề.

Việc giám sát, quan trắc phát thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề gần như bỏ ngỏ. Hằng năm, thành phố bố trí kinh phí quan trắc môi trường định kỳ. Tuy nhiên mới quan trắc dòng sông, bụi, tiếng ồn tại một số điểm dân cư. Việc quan trắc định kỳ, thường xuyên đối với làng nghề chưa được thực hiện.

Hơn nữa, kinh phí dành cho hoạt động bảo vệ môi trường  nói chung còn quá thấp, chỉ chiếm 1% tổng chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường hằng năm gây khó khăn cho các hoạt động quản lý, xử lý môi trường làng nghề. Không có số liệu quan trắc, không có hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường, cơ quan chức năng không thể thực hiện phân loại làng nghề.

Trên địa bàn thành phố có 39 làng nghề với nhiều loại hình nghề khác nhau. Trong đó 18 làng nghề được công nhận và 21 làng nghề chưa được công nhận. Các làng nghề đều nằm xen kẽ trong các khu dân cư, công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, trình độ lao động thấp. Phần lớn các làng nghề chưa xây dựng, lắp đặt hệ thống công trình kỹ thuật, thiết bị xử lý chất thải, giảm thiểu sự phát thải môi trường.     

Để hạn chế ô nhiễm môi trường tại làng nghề, Sở TNMT đề xuất UBND thành phố không cho phép thành lập mới các cơ sở không được khuyến khích phát triển tại làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Đồng thời, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở, hộ sản xuất tại các làng nghề. Tình trạng làng nghề ô nhiễm môi trường đã, đang ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân.

Câu chuyện này không mới, nhưng vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Thành phố cần sớm có chỉ đạo, tổ chức thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề. Bên cạnh đó, bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường làng nghề, ưu tiên xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làng nghề áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện môi trường.

Bảo Châu – Báo Hải Phòng 17/8/2018

Tin khác

Giá vàng có thể tăng hơn nữa trong năm 2025

Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và…

12/01/2025

Dự kiến bộ máy Chính phủ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, không còn cấp tổng cục

Sau khi sắp xếp bộ máy bên trong các bộ ngành sẽ giảm 13/13 tổng…

11/01/2025

Bổ sung phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Bộ trưởng Nội vụ vừa có báo cáo bổ sung, trong đó thành lập Bộ…

11/01/2025

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng: Khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới và ứng dụng công nghệ y tế

Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…

10/01/2025

Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…

10/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More