Có thể thấy, thời gian qua trên địa bàn Hải Phòng cũng như cả nước xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân xuất phát từ việc người điều khiển phương tiện sử dụng đồ uống có cồn.
Bên cạnh đó, cũng có không ít vụ việc ngộ độc mà kết quả xác minh cho thấy, nạn nhân sử dụng rượu quá nồng độ hoặc rượu không đảm bảo chất lượng. Chưa kể, những vụ việc mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng xã hội, mà nguyên cũng từ rượu mà ra.
Điều đáng nói là, tác hại từ việc sử dụng đồ uống đã rõ, nhưng bên canh đó việc sản xuất, lưu thông, kinh doanh rượu thời gian gần đây cũng bộc lộ nhiều bất cập. Mặc dù rượu là hàng hóa được kiểm soát có điều kiện, nhưng lại là một trong những sản phẩm được điều chế phổ biến trong Nhân dân, đồng thời nhập khẩu tràn lan, khiến công tác quản lý sản xuất và phân phối kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Thậm chí, có nhiều biểu hiện cho rằng, vì lợi nhuận mà nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng những nguyên liệu cấm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng. Nhưng một trong những vấn đề nhức nhối là tình trạng nhập khẩu rượu đang có dấu hiệu vượt qua tầm kiểm soát, không chỉ làm thất thoát nguồn lực mà còn tiếp tay cho việc sản xuất, buôn bán lậu hàng giả, hàng kém chất lượng từ bên ngoài lãnh thổ quốc gia.
Trước thực trạng trên, năm nào cũng vậy, vào dịp cuối năm Chính phủ đều có văn bản chỉ đạo lực lượng chức năng, nhất là khu vực biên giới phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lập, trong đó có sản xuất rượu. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng không tham gia buôn lậu, không sản xuất, kinh doanh rượu giả, rượu nhập lậu, rượu kém chất lượng.
Về việc sử dụng rượu, Luật phòng chống tác hại của rượu bia cũng đã được ban hành. Trong đó có nhiều hành vi bị cấm, cụ thể là: Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia; Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên…
Tuy nhiên, quy định của pháp luật như vậy, nhưng trên thực tế việc quản lý rượu cũng như sử dụng rượu vẫn bộc lộ không ít bất cập, mà số liệu thống kê và thực trạng nêu trên đã cho thấy điều đó. Điều đáng lưu ý là, trong dịp tế Nguyên đán truyền thống, với số ngày nghỉ dài hơn, không khí hưởng thụ cao hơn, tất yếu sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề tiêu cực liên quan đến rượu nhiều hơn.
Hy vọng rằng tình hình quản lý đối với việc sản xuất, kinh doanh, lưu thông và sử dụng đồ uống có cồn trên địa bàn thành phố sẽ đi vào khuôn khổ, góp phần tích cực bảo đảm an toàn cho cộng đồng.
Hoàng Minh
Chiều 25/11, Sở Văn hóa và Thể thao họp Ban Tổ chức Giải Shuffle Dance,…
Chiều 25/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố tổ chức Hội…
Chiều 25/11, tại Sân vận động Trường Đại học Hàng hải, Sở Văn hóa và…
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…
UBND thành phố vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-UBND yêu cầu Sở Giáo dục và…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More