Print Thứ Bảy, 04/02/2023 10:15 Gốc

Thực tế cho thấy tỉ lệ học sinh dưới 18 tuổi sử dụng xe máy rất lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) cao. Chuyên gia cho rằng, cần có các biện pháp để ngăn chặn kịp thời. Trong đó, nên xem xét sửa đổi Luật Giao thông đường bộ.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Theo thống kê của TS Nguyễn Minh Hiếu và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Giao thông Vận tải (GTVT), khảo sát với 832 phụ huynh có con vị thành niên (độ tuổi từ 16-18 tuổi) tại TPHCM về tỉ lệ sử dụng xe máy của thanh thiếu niên với kết quả là tỉ lệ sử dụng xe máy trái phép trong thanh thiếu niên TPHCM là 61%.

Các bậc phụ huynh cũng cho rằng, việc các con điều khiển xe máy là hữu ích, dễ sử dụng. Một số phụ huynh có con nhỏ khi được hỏi cũng có ý định cho phép con cái làm điều này trong tương lai nếu khoảng cách di chuyển trên 3-4km và đòi hỏi phải sử dụng phương tiện cơ giới để đi lại.

Việc này cho thấy, nhiều phụ huynh và các thanh thiếu niên nhận thức về việc thực thi Luật Giao thông đường bộ còn kém cũng là một yếu tố khiến rủi ro xảy ra va chạm giao thông trong quá trình di chuyển.

Các chuyên gia giao thông cho rằng, cần phải có ngay những can thiệp và giải pháp ngăn chặn việc sử dụng xe máy trái phép của thanh thiếu niên hiện nay, mục tiêu là cải thiện sự an toàn cho lứa tuổi này khi tham gia giao thông, thay vì xử phạt vi phạm.

Tiếp đến, lực lượng CSGT cần xử lý nghiêm các vi phạm.

Học sinh đi học bằng xe máy. Ảnh: Hải Nguyễn.

Nghiên cứu để sửa Luật Giao thông đường bộ

Theo chị Lê Thị Tuyết (Lương Thế Vinh, Hà Nội), nhiều cháu 15-16 tuổi đã cao trên 1,7m và nặng trên 60kg nếu đi xe dưới 50cm³ thì không phù hợp vì xe nhỏ so với thân hình. Do đó, cơ quan chức năng cần có thay đổi sao cho phù hợp với thực tế.

Cơ quan chức năng (Bộ GTVT) cần đề xuất sửa đổi Luật Giao thông đường bộ cho phép thanh thiếu niên dưới 16 tuổi được điều khiển xe máy nhưng phải trải qua một khoá đào tạo kỹ lưỡng và thi Giấy phép lái xe một cách nghiêm ngặt. Bởi mục tiêu hàng đầu là đảm bảo an toàn cho lứa tuổi này tham gia giao thông, muốn thế, bản thân người điều khiển phải nắm được Luật GTĐB và có kỹ năng xử lý các tình huống có thể xảy ra trên đường.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Khương Kim Tạo (nguyên Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia) cho rằng, việc học sinh trung học đi học bằng phương tiện cá nhân (xe máy, xe máy điện…) là nhu cầu bức thiết vì phương tiện công cộng (xe buýt) chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong khi đó, nhiều gia đình cũng không có điều kiện đưa đón.

Cũng theo TS Khương Kim Tạo, theo quy định người dưới 18 tuổi chỉ được phép đi xe máy dung tích xilanh từ 50cm³ trở xuống. Việc học sinh chưa đủ tuổi mà vẫn đi xe trên 50cm³ , cần có biện pháp xử lý và phải nghiên cứu để giải quyết vấn đề vì nhiều cháu dưới 18 tuổi nhưng phát triển thể chất và thể lực, nhận thức tốt như người trưởng thành, nếu cứ quy định như vậy sẽ lạc hậu.

Muốn sửa đổi cần phải có một nghiên cứu đầy đủ với các số liệu chính xác đến tuổi nào có thể điều khiển được phương tiện phân khối lớn để báo cáo Quốc hội, xem xét sửa đổi Luật Giao thông đường bộ”, TS Khương Kim Tạo cho hay.

Đỗ Hạnh

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Quản lý học sinh đi học bằng xe máy: Cần xem xét sửa Luật Giao thông
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác