Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua đã khẳng định “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó nhiệm vụ thứ tư là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Nghị quyết đã chỉ rõ nội dung của nhiệm vụ này, đó là: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại”. Di sản văn hoá tồn tại dưới dạng vật thể và phi vật thể, trong đó di sản văn hóa vật thể gồm di tích, di vật và môi trường cảnh quan xung quanh di tích đó.
Là quận nội đô của thành phố Hải Phòng, quận Lê Chân có bề dày lịch sử, văn hóa truyền thống với nhiều công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử gắn liền với các dấu ấn dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ thời Nữ tướng Lê Chân khai hoang, lập nên An Biên Trang xưa, nay là thành phố Hải Phòng. Trên mảnh đất này, đến nay, vẫn còn nguyên các giá trị văn hóa dân tộc đã trường tồn qua nhiều thế kỷ được lưu giữ như: Đền Nghè, Đình Hàng, Chùa Dư Hàng, Chùa Phổ Chiếu, Đình Niệm, Đình Hàng, các lễ hội truyền thống và còn rất nhiều những cơ sở di tích, di sản, công trình văn hóa, nghệ thuật, di tích lịch sử cấp quốc gia và thành phố…
Trong những năm qua, Quận ủy, HĐND, UBND quận cùng với các ngành chức năng và địa phương đã và đang thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, coi đó như là sợi chỉ gắn kết giữa quá khứ và hiện đại, giữa việc bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển kinh tế xã hội; đồng thời, thông qua các hoạt động bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống để giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của dân tộc đến thế hệ trẻ ngày hôm nay.
V.H.N
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…
UBND thành phố vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-UBND yêu cầu Sở Giáo dục và…
Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…
Tổng cục Hải quan mới có Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cục Điều tra…
Tối 23-11, chung kết Nam vương Thế giới - Mr World 2024 diễn ra tại…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More