Đô thị

Quận Hồng Bàng: Tạo nguồn thu từ quỹ đất nông nghiệp xen kẹt

Năm 2019, quận Hồng Bàng tập trung quản lý quỹ đất xen kẹt đã bị tổ chức, cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, từ đó tạo nguồn thu từ đất, hạn chế vi phạm liên quan đến đất đai.

Tại các phường: Sở Dầu, Hùng Vương, Quán Toan của quận còn nhiều diện tích đất nông nghiệp xen kẹt. Có không ít diện tích đã bị hộ dân, tổ chức tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng. Từ năm 2011, UBND quận giao các phòng: Tài nguyên-Môi trường, Quản lý đô thị, Trung Tâm phát triển quỹ đất và UBND các phường rà soát tất cả các vị trí đất nông nghiệp xen kẹt; trong đó có cả phần đất mà tổ chức, cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng. Căn cứ quy hoạch đô thị, đất đai đã được phê duyệt, đối với quỹ đất nông nghiệp phù hợp quy hoạch đất ở, UBND quận có chủ trương, tạo điều kiện cho hộ dân liền kề những mảnh đất xen kẹt nhỏ lẻ được chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở và phải chịu trách nhiệm về tài chính. Giải pháp này nhằm bảo đảm quyền lợi của người dân, vừa không để lãng phí tài nguyên đất, tránh nguy cơ phát sinh vi phạm trong quản lý, sử dụng đất xen kẹt.

Nhiều diện tích đất nông nghiệp xen kẹt trên địa bàn quận Hồng Bàng được chuyển đổi mục đích sử dụng, góp phần mang lại nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Nhờ đó, quận Hồng Bàng thu hàng chục tỷ đồng từ việc hợp thức hóa quyền sử dụng đất cho hộ dân và thuê đất hằng năm. Từ năm 2012 đến tháng 5- 2019, trên địa bàn quận có 73 trường hợp được hợp thức hóa đất nông nghiệp thành đất ở với diện tích là hơn 8,3 nghìn m2, tổng số tiền thu nộp ngân sách hơn 15,1 tỷ đồng. Đối với những trường hợp doanh nghiệp tự mua đất nông nghiệp của các hộ dân liền kề để san lấp, mở rộng quy mô sản xuất, quận cho thuê đất ngắn hạn. Từ năm 2012- 2019, trên địa bàn quận có 139 trường hợp được ký hợp đồng thuê đất hằng năm. Riêng năm 2019, trên địa bàn quận còn 119 trường hợp được ký lại hợp đồng thuê đất tổng số tiền thu nộp ngân sách là hơn 1,6 tỷ đồng/năm.

Phó chủ tịch UBND quận Hồng Bàng Phạm Văn Đoan cho biết: Năm 2020, căn cứ hoạch đô thị đã được phê duyệt, UBND quận xây dựng kế hoạch chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế, đô thị ở 2 phường Hùng Vương, Quán Toan; quản lý chặt chẽ các hợp đồng thuê đất, thực hiện hiệu quả cao việc quản lý, hợp thức hóa đất nông nghiệp xen kẹt.

Quận bước đầu đưa vào kế hoạch quản lý 3,27 ha đất xen kẹt phù hợp hoạch đất ở. Số diện tích này được quận xây dựng kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2020 và hợp thức hóa cho hộ dân. Đồng thời, phần đất nông nghiệp tự sử dụng phù hợp quy hoạch thì quận hướng dẫn doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất và cho thuê đất theo quy định. Để phòng ngừa, phát sinh sai phạm mới, quận đẩy nhanh xây dựng quy hoạch chi tiết 1/500 tại các phường, hỗ trợ người dân tham gia giám sát, quản lý việc quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn. Năm 2019, quy hoạch 1/500 của các phường: Quán Toan, Sở Dầu và Hùng Vương hoàn thành và được công bố công khai đến người dân.

Với những giải pháp quản lý hiệu quả cao, quận Hồng Bàng tạo nguồn thu từ quỹ đất nông nghiệp xen kẹt, phòng ngừa những sai phạm mới phát sinh.

Bảo Châu/Báo Hải Phòng

Nguồn tin: Báo Hải Phòng

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More